Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Minh Anh

So sánh: Tục ngữ,ca dao,thành ngữ

Kiêm Hùng
24 tháng 12 2018 lúc 13:47

So sánh tục ngữ với thành ngữ

* Giống nhau :

Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói ,đều sử dụng hình ảnh để điễn đạt , dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống .

* Khác nhau :

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh

- Thành ngữ có chức năng gọi tên sự vật , tính chất , trạng thái hay hành động của sự vật , hiện tượng

- Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay kết luận , lời khuyên

- Thành ngữ chưa được gọi là câu ,là văn bản

- Tục ngữ là câu , mỗi câu tục ngữ được xem là văn bản đặc biệt

So sánh tục ngữ với ca dao

- Hình thức : tục ngữ là câu nói còn ca dao là lời thơ thường là lời thơ của những bài dân ca

- Nội dung : tục ngữ thiên về trí tuệ còn ca dao thiên về tình cảm . Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm trong cuộc sống , lời khuyên còn ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người .

- Có những câu nói trong dân gian có hình thức của ca dao là lời thơ nhưng nội dung của câu tục ngữ đó là kinh nghiệm sống hay lời khuyên

vd : Thức đêm mới biết đêm dài

Ở lâu mới biết lòng ai thế nào

Bình luận (0)
Ann Đinh
24 tháng 12 2018 lúc 15:47

So sánh tục ngữ và ca dao :

Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng
Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục ngữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

So sánh tục ngữ và thành ngữ :

* Giống nhau:

- Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.
* Sự khác nhau:
- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).
- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Thiên Băng
Xem chi tiết
khuất thùy dương
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh
Xem chi tiết
Vu Hai Ha
Xem chi tiết
Tiến Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Ngọc Duyên
Xem chi tiết