+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:
- Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
- Những phát minh về kĩ thuật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.
+ Hệ quả: Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân và địa chủ, quý tộc) dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất, tư bản chủ nghĩa.
Hà Lan:Vào đầu thế kỉ XVI, trong các nước Tây Âu, vùng đất Nê-đéc-lan có nên kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất. Vùng đất này lại bị tư bản Vương quốc Tây Ban Nha thống trị, ngăn cản sự phát triển kinh tế, vì vậy nhân dân Nê-đéc-lam nhiều lần nổi dậy chống sự đô hộ của Tây Ban Nha. Tháng 8 - 1566, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra nhưng bị đàn áp đẫm máu. Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập nước Cộng hòa. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục cho đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.