Bài trên mình chưa học đến ...xin lỗi bạn nhiều
- Nếu thơ trung đại viết về người phụ nữ Việt Nam với nét nổi bật là sự thủy chung, son sắt thì thơ hiện đại lại hướng ngòi bút vào tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước ở họ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã minh chứng cho điều đó. Với sự kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, Bằng Việt đã đưa ta vào thế giới kỉ niệm của tình bà cháu gắn bó cũng là tình cảm đối với quê hương, đất nước trong bài “Bếp lửa”. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại thể hiện tình yêu của người mẹ dành cho con gắn chặt với tình yêu làng – nước và tình thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” mang giọng thơ ngọt ngào, trìu mến.
- Hai lối viết khác nhau, nhân vật cũng khác nhau về hoàn cảnh nhưng lại gặp nhau ở sự hiền hậu;giàu lòng yêu thương: thương cháu, thương con; chịu đựng hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi kháng chiến của đất nước, của dân tộc. Họ đều là những con người mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
*Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”: Hình ảnh người bà trong bài thơ hiện ra với những phẩm chất và đức tính nổi bật: tần tảo, nhẫn nại, yêu đất nước, giàu niềm tin, hết lòng yêu thương, chăm lo chi chút cho cháu và gia đình. ( tìm và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu)
* Hình ảnh người mẹ trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Từ những khúc hát ru, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ. Đó là người mẹ kháng chiến – người mẹ lao động và tham gia chiến đấu với tình yêu thương, lòng bền bỉ, với tinh thần quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập, tự do. ( tìm và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu)