So sánh điểm khác nhau của cuộc kháng chiến chống Quân Tống lần thứ nhất , lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Quân Mông - Nguyên theo các nội dung sau :
Thời gian Bối cảnh Người chỉ huy Những thắg lợi tiêu biểu Cách kết thúc chiến tranh Trần Thị Minh Hằng cô giúp em với ạKháng chiến chống Tống lần 1 | Kháng chiến chống Tống lần 2 | Các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên | |
Bối cảnh |
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt.[1] Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm và xin được về kinh đô để trình bày rõ hơn. Hoàng đế Đại Tống theo lời khuyên của Lư Đa Tốn[2] không triệu Hầu Nhân Bảo về kinh đô để giữ bí mật việc chinh phạt Đại Cồ Việt.[3] Thay vào đó, Hữu Tráng là quan cai quản lộ Quảng Nam Tây (thuộc vùng Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay) được gọi về kinh đô báo cáo tình hình Đại Cồ Việt |
Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 4 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh. Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia của người Khiết Đan được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào trung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch. Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc (Nước Đại Việt) để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống. |
Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp. Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống. Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào đầu năm 1258 khi Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân người Mông Cổ và 1,5 vạn quân người Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, đến cuối tháng 1 năm 1258 thì quân Mông Cổ thất bại và rút hết khỏi Đại Việt. Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Nhà Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điện năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt. |
Thời gian | 981 | 1175-1177 |
Lần 1:1258 Lần 2:1285 Lần 3:1288 |
Người chỉ huy | Lê Hoàn | Lý Thường Kiệt |
Lần 1: Trần Thái Tông Lần 2 và lần 3: Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông Trần Quốc Tuấn |
Những thắng lợi tiêu biểu |
Trận Chi Lăng Trận Bạch Đằng |
Trận sông Như Nguyệt |
Lần 1: Trận Đông Bộ Đầu Lần 2: Trận Tây Kết - Hàm Tử Trận Chương Dương - Thăng Long Lần 3: Trận Vân Đồn Trận Bạch Đằng Trận biên giới |
Cách kết thúc chiến tranh | Quân ta truy kích quân Tống | Giảng hòa | Đánh một trận lớn, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi |