Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy nến 2 cũng "sáng lên" là vì các tia sáng từ nến 1 tới gương sẽ phản xạ tới mắt, mọi tia phản xạ có đường kéo dài đều qua nến 2 là ảnh của nến 1 nên ta thấy nến 2 cũng sáng lên.
Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy nến 2 cũng "sáng lên" là vì các tia sáng từ nến 1 tới gương sẽ phản xạ tới mắt, mọi tia phản xạ có đường kéo dài đều qua nến 2 là ảnh của nến 1 nên ta thấy nến 2 cũng sáng lên.
Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 4 cm. Hãy dựng ảnh của S’ của S tạo bởi gương theo hai cách:
a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước, cách gương phẳng 2 m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1 m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?
Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).
- Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì. Giải thích.
- Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học
Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:
a) Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.
b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật
Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?
Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?