Bài 21. Liên Bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Sau Chiến tranh lạnh, Liên bang Nga và nước Mỹ cùng tiến vào thế giới mới trên hai nền tảng chính trị và kinh tế khác nhau. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, nhiều biển động, liên đới trên nhiều phương diện, từ năm 1991 đến nay, tình hình chính trị, kinh tế của hai quốc gia này đã phát triễn ra sao?

datcoder
5 tháng 4 lúc 23:40

* Liên bang Nga: 

- Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

– Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.

– Về kinh tế:

+ Trước năm 1996: Việc tư nhân hoá đã làm cho nền kinh tế Nga trở nên rối loạn. Sản xuất công nghiệp năm 1992 giảm xuống còn 20%. Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP luôn là số âm.

+ Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.

– Về chính trị:

+ Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.

+ Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn. Một là tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái. Hai là những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).

+ Từ năm 2000, V.Putin làm Tổng thống , nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố…

– Về đối ngoại:

+ Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách “định hướng Đại Tây Dương” – ngả về phương Tây, hi vọng nhận sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga đã không đạt kết quả như mong muốn.

+ Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”, trong khi tranh thủ phương Tây, vẫn khôi phục và phát triển mối quan hệ với châu Á (một số nước trong SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN).

– Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V.Putin đã đưa Liên bang Nga dần thoát khỏi khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục và phát triển; chính trị, xã hội ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu – Á.

Mỹ: 

- Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

- Tổng thống Clinton (1993 - 2001) cầm quyền, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới (GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…).

- Khoa học – kỹ thuật: Phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. Đến năm 2003, Mĩ đạt 286/755 giải Nobel khoa học.

- Đạt nhiều thành tựu văn hóa đáng chú ý: Giải Osca (điện ảnh), Grammy (âm nhạc), 11 giải Nobel văn chương (thứ hai thế giới sau Pháp),...

- Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba mục tiêu cơ bản:

+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.