Saccarozơ (C12H22O11) là thành phần chính của đường kính (loại đường phổ biến nhất), saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (làm bánh, kẹo, nước giải khát,...). Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử saccarozơ.
Khối lượng mol của C12H22O11 là :
12.12 + 1.22 + 16.11 = 342 (g/mol)
nC = 12 mol
nH = 22 mol
nO = 11 mol
Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là :
mC = 12.12 = 144 (g)
mH = 1.22 = 22 (g)
mO = 16.11 = 176(g)
Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất là :
%mC = \(\frac{m_C}{m_{C_{12}H_{22}O_{11}}}.100\%=\frac{144}{342}.100\%\approx42,1\%\)
%mH = \(\frac{m_H}{m_{C_{12}H_{22}O_{11}}}.100\%=\frac{22}{342}.100\%\approx6,4\%\)
%mO = \(\frac{m_O}{m_{C_{12}H_{22}O_{11}}}.100\%=\frac{176}{342}.100\%\approx51,5\%\)
Ta có :
PTKđường saccarozo = NTKC*12 + NTKH*22 + NTKO*11
=> PTKđường saccarozo = 144 + 22 + 176
=> PTKđường saccarozo = 342 (đvC)
=> % khối lượng của C trong phân tử trên là :
(12 * 12) : 342 = 42,1%
=> % khối lượng của H trong phân tử trên là :
(22 * 1) : 342 = 6,43%
=> % khối lượng của O trong phân tử trên là :
(11 * 16 ) : 342 = 51,47%
Hình như số mol của H phải là 11 chứ nhỉ. vì 22:2=11(mol) chứ!