Học kì 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Top Valhein

Rừng có tác dụng như thế nào đối với đời sống của con người? Em hãy cho biết thực trạng tài nguyên thiên nhiên rừng nước ta hiện nay? Nguyên nhân rừng bị tàn phá nghiêm trọng? Rừng bị tàn phá đã có những ảnh hưởng nào đối với cuộc sống của con người? Đề xuất những giải pháp mà em cho là hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự khai thác rùng bừa bãi?

Ling The Foureyes (◍•ᴗ•◍...
27 tháng 2 2020 lúc 14:47
Nguyên nhân của phá rừng:
Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề... Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,... Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản. Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ty.
8.Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.
Khách vãng lai đã xóa
Ling The Foureyes (◍•ᴗ•◍...
27 tháng 2 2020 lúc 14:49
Tác động tới môi trường: Không khí:
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý.

Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.

Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.

Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.

Nước

Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều.[17] Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất.[18][19] Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.[20]

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.

Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:

Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí; Thân cây, cọng lá làm chậm quá trình rửa trôi bề mặt; Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước; Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất; Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông qua quá trình bay hơi. 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi.[21]

Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người.

Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa.

Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất.[13][sửa | sửa mã nguồn]

Đất Cảnh rừng bị chặt phá

Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ xói mòn đất do phát triển đường sá và sử dụng dụng cụ cơ khí.

Cao nguyên Loess của Trung Quốc bị mất rừng từ hàng nghìn năm trước, tạo ra các thung lũng xẻ rạch, hình thành nên trầm tích khiến nước sông Hoàng Hà có màu vàng và gây ra lũ lụt ở các nhánh sông thấp.

Tuy nhiên, việc phá cây rừng không phải bao giờ cũng làm gia tăng mức độ xói mòn. Ở một vài vùng ở tây nam Hoa Kỳ, các cây bụi xâm thực lên đất cỏ. Các cây này làm giảm lượng cỏ. Khoảng trống giữa các tán cây bị xói mòn nghiêm trọng. Ủy ban về rừng của Hoa Kỳ đang nghiên cứu để phục hồi hệ sinh thái cũ, làm giảm xói mòn bằng cách chặt bớt cây.

Rễ cây liên kết đất với nhau, khi đất nông vừa đủ thì rễ cây có tác dụng kết dính đất với tầng đá gốc. Việc chặt phá cây trên các sườn núi dốc có nền đất nông do đó làm tăng nguy cơ lở đất, có thể ảnh hưởng tới những người dân gần khu vực đó. Tuy vậy thì việc phá rừng chỉ chặt cây tới thân chứ không ảnh hưởng tới rễ nên nguy cơ lở đất cũng không phải quá lớn.

Sinh thái

Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái.[22][23] Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật,[24] rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người.[25] Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới(ví dụ taxol), việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen.[26]

Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới,[27][28] 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới.,[29][30] sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học.[31]

Ước tính chúng ta đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng mưa, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm.[32] Có những tranh cãi cho rằng phá rừng đang đóng góp vào sự tuyệt diệt của các loài động thực vật.[33][34] Tỉ lệ tuyệt chủng mà chúng ta biết do phá rừng là rất thấp, khoảng 1 loài đối với động vật có vú và các loài chim, suy ra từ đó là vào khoảng 23.000 cho tất cả các loài. Nhiều dự đoán cho rằng 40% các loài động, thực vật ở Đông Nam Á có thể bị xóa sổ hoàn toàn vào thế kỷ 21.[35] Các suy đoán này được đưa ra vào năm 1995 khi các số liệu cho thấy rất nhiều rừng nguyên sinh ở khu vực này đã bị chuyển đổi sang các đồn điền, tuy nhiên các loài có nguy cơ bị ảnh hưởng và hệ thực vật ở đây hiện vẫn có mức bao phủ cao và ổn định.[36]

Hiểu biết của khoa học chưa đủ để đưa ra các dự đoán chính xác về tác động của phá rừng lên sự đa dạng sinh học.[37] Phần lớn các dự đoán về suy giảm sự đa dạng sinh học được dựa trên các mẫu nơi sinh sống của các loài, với giả thuyết cho rằng rừng suy giảm cũng sẽ dẫn đến suy giảm sự đa dạng của hệ sinh thái.[38] Tuy nhiên nhiều nghiên cứu kiểu này đã được chứng minh là sai lầm và việc mất nơi sinh sống chưa hẳn đã dẫn đến sự suy giảm loài trên quy mô lớn.[38] Các mẫu dựa trên khu vực sinh sống của các loài được cho là đã phóng đại con số các loài bị đe dọa trong các khu vực đó, nơi phá rừng vẫn đang diễn ra, các nghiên cứu này cũng phóng đại con số các loài bị đe dọa trong khi các loài này vẫn có số lượng đông và trải rộng.[36]

Tác động tới kinh tế

Thiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo trên thế giới và làm giảm 7% GDP của thế giới tới năm 2050, đây là một báo cáo tổng kết trong Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại Bonn.[39] Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong xã hội loài người, vai trò của gỗ có thể so sánh với nước và đất trồng trọt. Ngày nay, tại các nước phát triển gỗ vẫn được sử dụng để xây nhà và bột gỗ để làm giấy. Tại các quốc gia đang phát triển, gần 3 tỉ người phải dựa vào gỗ để sưởi ấm và đun nấu thức ăn.[40]

Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở tất cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Tây Phi, Madagascar, Đông Nam Á và nhiều vùng khác trên thế giới đã phải chịu những tổn thất thu nhập do suy giảm sản lượng gỗ. Sự khai khẩn trái phép làm nhiều nền kinh tế tổn thất hàng tỷ đô la mỗi năm.[41]

Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh thường có ảnh hưởng tới sự phá rừng. Áp lực chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, những nơi mà cả dân số và kinh tế đều tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển là 6%, con số này cho các nước phát triển chỉ là 2%. Khi dân số gia tăng, nhà cửa, đường sá, dân số đô thị mở rộng, khi phát triển thì cần có sự kết nối bằng việc xây dựng đường sá. Việc xây dựng đường sá ở nông thôn không chỉ kích thích phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện cho sự tàn phá rừng.Khoảng 90% rừng bị phá ở khu vực Amazon diễn ra trong phạm vi 100 ki lô mét so với đường.

Khách vãng lai đã xóa
Ling The Foureyes (◍•ᴗ•◍...
27 tháng 2 2020 lúc 14:44
Vai trò của rừng: Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu. Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật. Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất. Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước. Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái. Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm. Đối với đời sống xã hội Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng. Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối. Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên. Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Đối với đời sống và sản xuất

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ. Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ. Là một nguồn dược liệu rất quý: Các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi… Nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người: Có thể kể đến như mộc nhĩ, nấm hương. Rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm. Vai trò của tài nguyên rừng

Đối với các dân tộc sinh sống tại các vùng núi ở nước ta, rừng đóng vai trò là nguồn thu nhập chủ yếu. Nguồn tài nguyên này là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động. Đây cũng là yếu tố giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Tài nguyên rừng còn giúp cung cấp nguồn gen quý hiếm từ những động thực vật rừng cần được bảo tồn. Nguồn tài nguyên vô tận giúp điều hòa nhiệt độ, lượng nước và không khí. Con người thường sử dụng các tài nguyên khai thác từ rừng phục vụ cho đời sống hằng ngày.

Tài nguyên rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tuy vậy, nếu như không có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý thì nguồn tài nguyên này cũng dần bị cạn kiệt. Do đó việc bảo vệ rừng là vấn đề cần thiết đặc biệt quan trọng. Và cần nhận được sự quan tâm lớn từ mỗi quốc gia.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phương Thảo
Xem chi tiết
Dương Lê Hoàng Duyên
Xem chi tiết
Ly Cherry
Xem chi tiết
Blue Anto
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Uyên Bùi
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Bảo Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết