Nhớ rừng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thi huong dau

rèn kỹ năng phân tích thơ 

bài 1: phân tích thân bài và kết bài của 6 câu thơ này:

"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

minh nguyet
29 tháng 7 2022 lúc 21:41

Ý em là viết thân bài và kết bài cho đoạn thơ?

Gợi ý cho em các ý:

Thân bài:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''

Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:

+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''

+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ

+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài. 

+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn

''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''

Những ngày mưa ở rừng già: 

+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.

+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già. 

+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt. 

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Sau cơn mưa, trời lại sáng: 

+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống. 

+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài. 

+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất. 

Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?

Kết bài:

Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?

Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?

_mingnguyet.hoc24_


Các câu hỏi tương tự
Linh
Xem chi tiết
ngan Tran
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
anh hoang
Xem chi tiết
Vi Nhật Tân
Xem chi tiết
Ng Anh Quốc
Xem chi tiết
Linh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trangg
Xem chi tiết
Nguyen Thi Lan Anh 8A2 T...
Xem chi tiết