1. Khởi động viết
a. Tập gieo vần
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Theo Trần Đăng Khoa)
b. Xác định đề tài
- Có thể chọn bất kì đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc, chẳng hạn: thiên nhiên, quê hương, gia đình, bạn bè, mái trường,...
2. Thực hành viết
- Có thể tham khảo một số ví dụ sau:
+ Chủ đề gia đình:
“Năm nay bà đã tám mươi
Mong bà mạnh khỏe vui tươi hàng ngày
Biết bao ý đẹp lời hay
Cháu dành tặng để làm say lòng bà
Nhưng sao chẳng thốt được ra….
Cháu lặng nhìn bà xúc động rưng rưng”.
+ Chủ đề thiên nhiên, quê hương:
“Kìa cánh đồng lúa xanh xanh
Cuộn trong mây trắng, bao quanh mây vàng
Kìa tiếng diều sáng vang vang
Những con cò nhỏ ngỡ ngàng nhìn lên
Hàng thông vẫn đứng lặng yên
Chợt ngân bản nhạc rộn miền hoang sơ”.
+ Chủ đề bảo vệ môi trường:
“Xin đừng bỏ rác nơi này
Bao nhiêu người vẫn ngày ngày lội qua
Mùi hôi, ruồi muỗi la cà…
Còn gì văn hóa khu ta… hỡi người”.
3. Chỉnh sửa
- Sau khi bài thơ lục bát được làm xong, em hãy đọc diễn cảm bài thơ của mình. Khi lời thơ vang lên, hãy chú ý xem bài thơ đã làm theo đúng thể thơ lục bát chưa (số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, phối hợp thanh điệu,...).
- Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và xét xem có từ ngữ nào cần thay thế để bài thơ hay hơn.