Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8
Rút ra nhiều bài học và giáo dục được học sinh thông qua bộ môn sinh lớp 8
Chương trình sinh 8, chúng ta sẽ đc tìm hiểu sâu về 1 loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa - con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân chúng ta. Giúp ta có cơ sở để áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng.
Năm học 2015 - 2016 được xác định là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế đơn vị.
Tiếp tục tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Yêu cầu của phương pháp giáo dục mới là : Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ . Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội mới .
Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Nên việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học là 1 yêu cầu thiết thực . Cần tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động để chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết. Hình thành kĩ năng thông qua kiến thức đã học là khích thích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế để các em được trải nghiệm .
Trường TH - THCS Hạnh Dịch với đặc điểm học sinh vùng biên giới miền núi. Phụ huynh thiếu điều kiện chăm sóc và hướng dẫn con em mình học tập, điều kiện học tập còn thiếu thốn. Thực tế cho thấy nhiều học sinh còn thiếu năng lực thích nghi với môi trường sống tập thể, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu năng lực sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, thiếu hiểu biết về giá trị của cuốc sống. Không có khả năng tham gia các hoạt động hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè trong lớp học, Không tự nói được những ý nghĩ của mình.