Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thỏa được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.
(“Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi)
Thực hiện các yêu cầu sau:
c. Xác định hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản?
d. Hãy phân tích tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.
e. Chỉ ra ý nghĩa từ “nhàn” trong câu thơ: “Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn’
g. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật “Ta”
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
Giúp mình nha, mình cần gấp, tks nhiều nhé!!!
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với ah/cj ? Vì sao? *Giúp mình vs ạ :(((
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm.
Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng... Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP HCM, tr 57)
1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
5. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ( M>n giúp em với , Em cảm ơn )
Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý.
Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có.
Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được. Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự vấp ngã, tự đứng dậy.
Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời!
(Theo cafebiz.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.”?
Câu 3. Tại sao người viết khẳng định: “Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích khiến anh/chị tâm đắc nhất? Vì sao
nhất? Vì sao?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết.
(2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thử mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”.
(Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đại chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “bỏ hình bắt bóng” là lối sóng như thế nào?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) và nêu hiệu quả thẩm mĩ.
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên.
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Phở, đối với người Hà Nội, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện.
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu về những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được...”
(Món ngon Hà Nội - Vũ Bằng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
Câu 3.Xác định một biện pháp tu từ có trong câu văn sau ,chỉ rõ và nêu tác dụng ?
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài.
Câu 4.Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7-10 câu) giới thiệu về một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Lưu ý : trừ món ăn trong văn bản được trích dẫ
Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con
đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu
chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một
tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao
người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ.
Luôn cố gắng phát huy khả năng của bạn đến mức xuất sắc là điều rất quan
trọng trong cuộc sống. Bạn hãy xem xét những công việc nhỏ mà bạn thường làm, rồi
tự hỏi xem: Mình có thể thực hiện chúng cách nào tốt hơn?
Ví dụ như: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay
sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt.
Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc
chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.
Khi bạn quyết tâm làm mọi việc với một kết quả tốt nhất, nội tâm và cảm xúc
trong bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình đổi thay đáng kể và con đường
tiến tới thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn, dù có thể trước đó bạn thấy nó dường
như đã đóng kín.
(Thay thái độ, đổi cuộc đời – Keith D. Harrell)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả theo những lựa chọn nào?
Câu 3. Theo anh/ chị, những ví dụ được nêu trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu
chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính
mình.”? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN
Dựa trên nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20
dòng) bàn về vì sao chúng ta cần có sự quyết tâm?