Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Thiên Ânn

Phát hiện biện pháp tu từ và mêu tác dụng bằng 1 đoạn văn

a, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

b, Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Phạm Bình Minh
21 tháng 2 2018 lúc 14:29

a,Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ -một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm ,thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng ,cao quý .Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con .Con là niềm tin ,là hạnh phúc ,là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ .Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân ,cách mạng .Hai câu này , có hai từ mặt trời .Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của mẹ .Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con .Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn ,mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà -ôi cũng hết sức bình dik ,một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .

Phạm Bình Minh
21 tháng 2 2018 lúc 14:31

b,

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

Đạt Trần
23 tháng 3 2018 lúc 21:36

a)

Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ ẩn chứa một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên l­ưng.

“Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất. Còn "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai chính là em bé trên lưng mẹ. Em bé là mặt trời của mẹ cũng giống như mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng vô cùng cần thiết đối với muôn loài vậy. Đó là một ẩn dụ độc đáo. ở đây, Cu tai, đứa con tuy còn nhỏ đang nằm trên l­ưng mẹ như­ng là linh hồn của ng­ười mẹ Tà Ôi. Đứa con là nguồn sống, là nguồn động viên lớn lao đối với ng­ười mẹ, là ánh sáng của đời mẹ, đem lại cho người mẹ tất cả bao hy vọng ước mơ và sức mạnh vượt gian nan, cực nhọc nguy hiểm, làm cho người mẹ có một nghị lực phi thường tìm đến với cách mạng, phát rẫy, trỉa bắp, nuôi con, nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến….
Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm, coi đứa con là mặt trời trong tâm hồn của người mẹ. Đây cũng là một ẩn dụ độc đáo mới lạ đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con, là tấm lòng của người mẹ, là tình mẹ đối với con, là niềm hạnh phúc của người mẹ được sống vì con.. Đó là một ẩn dụ tạo nên sự thành công của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Nhà thơ Viễn Phương cũng đã dùng hình ảnh mặt trời nhưng là để ngầm so sánh với Bác Hồ với ý nghĩa là để ca ngợi Bác Hồ là con người vô cùng vĩ đại, có công lao to lớn, Bác là “mặt trời”đem lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam vừa nhằm thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng, sự biết ơn vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”(Viễn Ph­ương)

Cũng dùng hình ảnh mặt trời để diễn đạt cảm xúc suy nghĩ của mình nhưng hai nhà thơ đã khai thác ở hai nghĩa ẩn dụ khác nhau rất tinh tế. Như vậy, nhờ cách dùng ẩn dụ khác nhau của các tác giả mà đã tạo cho vốn từ vựng có thêm nhiều nét nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.*Trong bài văn nghị luận nếu biết vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng phân tích tác dụng các biện pháp tu từ này và đưa vào với một mức độ thích hợp thì bài viết sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Đạt Trần
23 tháng 3 2018 lúc 21:37

b_

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Linh
Xem chi tiết
Tống Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
hủ nữ
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Candy
Xem chi tiết
Đỗ Thị Loan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết