Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
BTS

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

GIÚP MK VỚI !!!

Thu Thủy
22 tháng 5 2017 lúc 20:44

BTS

Ca dao tục ngữ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống nhiều mặt của ông cha ta thuở trước. Có lẽ không ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này lại không biết đến bài ca dao thấm đượm ân tình qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở đầu bài ca dao, nỗi vất vả của người nông dân như hiện lên rõ ràng trước mắt ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, người nông dân đã vác cày, giong trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Người nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ướt lưng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trưa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Người xưa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trưa, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của người nông dân. Nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống như mưa ruộng cày. Đây là cách nói cường điệu nhưng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thương cảm vô cùng sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ.

Nỗi vất vả được nhấn mạnh và tô đậm. Trước mắt chúng va là người nông dân đang gò lưng, ấn sâu lưỡi cày vào đất. Trước mặt, con trâu lầm lùi bước. Cả người lẫn trâu đều ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng trưa hè gay gắt. Câu ca dao tả ít mà gợi nhiều đến thế!
Câu thứ ba, thứ tư là lời nhắc nhở chân thành:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bưng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của người xưa, bởi lúc bưng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của người làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có được bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nước mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất… Từ lúc cày đồng đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt / đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của người nông dân được nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi người.

cam nghi cua em ve bai ca dao cay dong dang buoi ban trua

Hai câu ca dao trên còn là lời khuyên nhủ: đã là người thì phải sống sao cho thủy chung, ân nghĩa. Phải biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng, biết ơn người lao động. Bưng bát cơm đầy mà không nhớ người làm ra nó là vong ơn, bội nghĩa. Những kẻ vô ơn như thế thật đáng chê trách và lên án.

Bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa nằm trong chủ đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Người xưa mượn những chuyện cụ thể, gần gũi để nói đến những chuyện lớn lao: thái độ của người hưởng thụ đối với người làm ra thành quả như thế nào cho đúng? Trân trọng và biết ơn sâu sắc người làm ra của cải tinh thần và vật chất cho xã hội, biết bảo vệ và phát huy thành quả đó là thái độ đúng đắn nhất. Em cho rằng, dù ở trong bất cứ xã hội nào, hoàn cảnh nào thì lòng biết ơn cũng là biểu hiện của đạo đức, là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp. Bài ca dao trên tuy ra đời đã lâu nhưng ý nghĩa giáo dục của nó luôn luôn mới mẻ và sâu sắc.

Từ Đào Cẩm Tiên
22 tháng 5 2017 lúc 20:44

Ca dao tục ngữ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống nhiều mặt của ông cha ta thuở trước. Có lẽ không ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này lại không biết đến bài ca dao thấm đượm ân tình qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở đầu bài ca dao, nỗi vất vả của người nông dân như hiện lên rõ ràng trước mắt ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, người nông dân đã vác cày, giong trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Người nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ướt lưng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trưa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Người xưa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trưa, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của người nông dân. Nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống như mưa ruộng cày. Đây là cách nói cường điệu nhưng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thương cảm vô cùng sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ.

Nỗi vất vả được nhấn mạnh và tô đậm. Trước mắt chúng va là người nông dân đang gò lưng, ấn sâu lưỡi cày vào đất. Trước mặt, con trâu lầm lùi bước. Cả người lẫn trâu đều ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng trưa hè gay gắt. Câu ca dao tả ít mà gợi nhiều đến thế!
Câu thứ ba, thứ tư là lời nhắc nhở chân thành:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bưng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của người xưa, bởi lúc bưng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của người làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có được bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nước mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất… Từ lúc cày đồng đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt / đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của người nông dân được nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi người.

Hai câu ca dao trên còn là lời khuyên nhủ: đã là người thì phải sống sao cho thủy chung, ân nghĩa. Phải biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng, biết ơn người lao động. Bưng bát cơm đầy mà không nhớ người làm ra nó là vong ơn, bội nghĩa. Những kẻ vô ơn như thế thật đáng chê trách và lên án.

Bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa nằm trong chủ đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Người xưa mượn những chuyện cụ thể, gần gũi để nói đến những chuyện lớn lao: thái độ của người hưởng thụ đối với người làm ra thành quả như thế nào cho đúng? Trân trọng và biết ơn sâu sắc người làm ra của cải tinh thần và vật chất cho xã hội, biết bảo vệ và phát huy thành quả đó là thái độ đúng đắn nhất. Em cho rằng, dù ở trong bất cứ xã hội nào, hoàn cảnh nào thì lòng biết ơn cũng là biểu hiện của đạo đức, là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp. Bài ca dao trên tuy ra đời đã lâu nhưng ý nghĩa giáo dục của nó luôn luôn mới mẻ và sâu sắc. Nếu thấy hay thì tick cho mk nha !! ok
Nguyen Thi Mai
23 tháng 5 2017 lúc 8:40

Cày đồng đàng buổi ban trưa

=> Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:

Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.

=> So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

Phạm_Tiến_Đức
24 tháng 5 2017 lúc 6:38

BÀI LÀM Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. “Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái. Ý nghĩa sâu xa qua từng câu chữ và tấm lòng của người lao động và hiểu xa hơn đó là của một thời đại như lời Việt Bắc với dân tộc sau này: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng. Đọc bài ca dao mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, nó không còn hạn hẹp trong hột cơm nữa mà đó là tất cả những gì mình được hưởng, hãy suy nghĩ về mình, đừng để vì một chút vô tâm xóa nhòa đi bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đọc câu ca dao tôi thầm nhớ tới lời của một nhà văn trong tác phẩm của ông: “Xin mọi người hãy ngừng lại một phút cái nhịp sống ồn ào chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình". Và từ đó mà sống đẹp hơn, không muối tiếc về cuộc sống mà mình đã đi qua, để sau này khỏi hổ thẹn là mình đã vô tình hay cố ý quên đi cái không đáng và không được quên trong cuộc sống.

Nguyễn Thiên Trang
24 tháng 5 2017 lúc 9:17

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái. Ý nghĩa sâu xa qua từng câu chữ và tấm lòng của người lao động và hiểu xa hơn đó là của một thời đại như lời Việt Bắc với dân tộc sau này:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng

(Tố Hữu - Việt Bắc)

Đọc bài ca dao mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, nó không còn hạn hẹp trong hột cơm nữa mà đó là tất cả những gì mình được hưởng, hãy suy nghĩ về mình, đừng để vì một chút vô tâm xóa nhòa đi bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đọc câu ca dao tôi thầm nhớ tới lời của một nhà văn trong tác phẩm của ông: “Xin mọi người hãy ngừng lại một phút cái nhịp sống ồn ào chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình” (Nguyễn Minh Châu - Bức tranh). Và từ đó mà sống đẹp hơn, không muối tiếc về cuộc sống mà mình đã đi qua, để sau này khỏi hổ thẹn là mình đã vô tình hay cố ý quên đi cái không đáng và không được quên trong cuộc sống.

Nhốc Chít Bông
24 tháng 5 2017 lúc 11:16

cảm nghĩ mỗi người sẽ dùng từ ngữ khác nhưng nghĩa sẽ tương đồng , mk sẽ viết ngắn gọn

CÀy đồng ta sẽ nhận được những hạt vàng quý sau lao động vất vả, khi đó ta mới thấy quý và trân trọng hạt gạo, trưa, nắng gây gắng trải dài trên đôi gò má, trên khuôn mặt , trên con người ta, nóng như đổ lửa. Cõi đời ta không có gì ăn mà không chán, chỉ có gạo, nuôi từ đứa con thơ đến lúc trưởng thành và trút hơi thở. TA làm ta đổ mồ hôi , mồ hôi là gì khi ta tự làm ấy bằng sức lao dộng, rơi rãi vả trên khuôn mặt , lãnh cao của cõi đời là thiên nhiên ban tặng, che chở .

ồ hoi chẳng như mưa chẳng nhiều nu=hưng vị mặn chát của nó thể hiện cuộc đời, ý nghĩa hơn một trận mưa kiêu sa lấp lánh. có thân gì khi mồ hôi là ta tráo trợn cướp lấy.

Nguyễn Khánh Hạ
24 tháng 5 2017 lúc 14:00

Nói về công việc của người nông dân mà công việc ấy cụ thể là làm dồng vào buổi trưa.Cảm nghĩ của em là phải làm lụng vất vả mới có những hạt thóc hạt gạo nên ta phải biết trân trọng những thứ mk làm ra

Ngân Hà
20 tháng 7 2019 lúc 10:13

Việc đồng áng là một công việc rất cực khổ với nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn lại có những yêu cầu khác nhau và thích hợp với đối tượng riêng. Tựu chung lại thì nó rất vất vả mà người nông dân phải làm. Một trong những khâu quan trọng đó chính là việc làm đất để trồng trọt và người ta sẽ cày những thửa ruộng lên. Việc cày đồng này ngoài việc sử dụng sức trâu bò để cày thì còn cần người đàn ông có sức khỏe để điều khiển. Việc cày đồng này rát tốn sức và mệt nhọc, nhất là thời điểm mà bài ca dao nhắc đến còn là vào lúc “ban trưa” thì càng cực nhọc gấp nhiều lần. tác giả dân gian không lựa chọn làm sáng hay chiều mà lại là ban trưa để nhấn mánh sự vất vả của người nông dân. Họ không chỉ làm việc sáng, chiều mà ngay cả trưa nắng nóng họ cũng phải khom lưng trên đồng. Thế mới nói người nông dân “Dầm mưa, giãi nắng” để làm việc, để kiếm sống.

Đã là trưa lại còn là trưa hè, nắng nóng khiến cho họ càng thêm mệt nhọc. Mồ hôi vã ra và được liên tưởng đến một hình ảnh đó chính là “mưa” cho thấy họ đổ rất nhiều mồ hôi cho công việc này. Mồ hôi thấm hết vào quần áo rồi còn “thánh thót” rơi xuống những luống cày mà họ vừa xới lên. Những giọt mồ hôi đổ trên những cánh đồng để có thể làm ra hạt lúa, hạt gạo. Để rồi khi cầm trên tay bát cơm trắng thơm, có mấy ai nghĩ đến những giọt mồ hôi từng “thánh thót” rơi như “mưa ruộng cày”. Phép so sánh thể hiện sự độc đáo trong việc khắc hoa và nhấn mạnh sự cực nhọc của người nông dân.

hok tốtok

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 7 2019 lúc 11:02

Đối với đề bài này, ta cần nêu được cảm nhận :

1. Về nội dung:

Bài ca dao nói lên nỗi vất vả, gian truân của nghề nông. Từ đó kêu gọi một thái độ cảm thông và biết ơn người làm ra của cải vật chất, sự trân trọng đối với thành quả lao động.

2. Về nghệ thuật:

- Ấn tượng sâu sắc về sự vất vả là do cách lựa chọn đối tượng miêu tả:

+ Công việc làm đất nặng nhọc.

+ Thời điểm làm việc nóng bức, mệt mỏi.

- Việc sử dụng lối nói ngoa dụ trong so sánh: mồ hôi như mưa.

- Sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản: giữa làm và ăn (rộng ra là cống hiến và hưởng thụ).

- Cách dùng đảo ngữ, đại từ phiếm chỉ làm cho lời thơ uyển chuyển, lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nhằm vào người nào cụ thể mà thấm thìa cho tất cả.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 7 2019 lúc 11:04

Bài làm :

Ca dao tục ngữ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống nhiều mặt của ông cha ta thuở trước. Có lẽ không ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này lại không biết đến bài ca dao thấm đượm ân tình qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở đầu bài ca dao, nỗi vất vả của người nông dân như hiện lên rõ ràng trước mắt ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, người nông dân đã vác cày, giong trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Người nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ướt lưng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trưa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Người xưa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trưa, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của người nông dân. Nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống như mưa ruộng cày. Đây là cách nói cường điệu nhưng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thương cảm vô cùng sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ.

Nỗi vất vả được nhấn mạnh và tô đậm. Trước mắt chúng va là người nông dân đang gò lưng, ấn sâu lưỡi cày vào đất. Trước mặt, con trâu lầm lùi bước. Cả người lẫn trâu đều ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng trưa hè gay gắt. Câu ca dao tả ít mà gợi nhiều đến thế!
Câu thứ ba, thứ tư là lời nhắc nhở chân thành:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bưng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của người xưa, bởi lúc bưng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của người làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có được bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nước mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất… Từ lúc cày đồng đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt / đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của người nông dân được nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi người.

Hai câu ca dao trên còn là lời khuyên nhủ: đã là người thì phải sống sao cho thủy chung, ân nghĩa. Phải biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng, biết ơn người lao động. Bưng bát cơm đầy mà không nhớ người làm ra nó là vong ơn, bội nghĩa. Những kẻ vô ơn như thế thật đáng chê trách và lên án.

Bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa nằm trong chủ đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Người xưa mượn những chuyện cụ thể, gần gũi để nói đến những chuyện lớn lao: thái độ của người hưởng thụ đối với người làm ra thành quả như thế nào cho đúng? Trân trọng và biết ơn sâu sắc người làm ra của cải tinh thần và vật chất cho xã hội, biết bảo vệ và phát huy thành quả đó là thái độ đúng đắn nhất. Em cho rằng, dù ở trong bất cứ xã hội nào, hoàn cảnh nào thì lòng biết ơn cũng là biểu hiện của đạo đức, là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp. Bài ca dao trên tuy ra đời đã lâu nhưng ý nghĩa giáo dục của nó luôn luôn mới mẻ và sâu sắc.

Trâm Anhh
20 tháng 7 2019 lúc 12:50

Ca dao xưa luôn là sản phẩm tinh thần to lớn của nhân dân nước Việt. Ca dao như tiếng hát đi lên từ trái tim và rồi cất lên từ miệng. Người xưa đã cảm nhận được những vẻ đẹp thường ngày trong cuộc sống để rồi từ đó đã gửi gắm tâm hồn mình vào trong những câu hát mộc mạc, giản dị ấy. Rất tự nhiên, tiếng hát chân tình từ lao động được thể hiện qua câu ca dao ngọt ngào :
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Mạch thơ lục bát êm nhẹ, dịu dàng vang lên như một bản nhạc âm điệu bay bổng. Ở đây, câu thơ đề cập đến những nỗi vất vả của người nông dân chân lấm tay bùn. Mốc thời gian "đang buổi ban trưa" đó chính là thời điểm mặt trời gay gắt, chói chang, là thời điểm giao ban giữa ban ngày. Thế mà người nông dân xưa vẫn đang "cày đồng", họ vẫn chăm chỉ làm việc cho dù thời tiết có khắc nghiệt cỡ nào, có khó chịu ra sao thì bản chất nhiệt thành với công việc, cần cù vẫn làm cho hình ảnh người nông dân hiện ra thật đẹp. Những nỗi vất vả ấy còn được thể hiện qua câu thơ tiếp theo :
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Cho dù sống và lao động vất vả như thế, là những con người "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như thế nhưng họ không lúc nào than vãn, ca thán mà ngược lại còn lạc quan, vui vẻ đến lạ thường ! Phải chăng đó là hình ảnh chung cho tất cả hình ảnh người nông dân Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Những giọt "mồ hôi" nhọc nhằn kia chính là những cần cù, khó khăn mà họ chắt ra. Biện pháp so sánh "như mưa ruộng cày" giúp ta hiểu thêm về công việc của họ, cái mệt nhọc và cái kiên nhẫn đã hóa thành những giọt mưa tưới mát cho cây cỏ đồng nội, Không chỉ thế, từ ngữ ước lượng "mưa" đã cho người đọc thấy rõ được bể cực khổ, lao cần của họ. Không chỉ thế, tuy nói ít mà gợi nhiều nhưng câu thơ vẫn gợi ra được bóng dáng người nông dân cày đồng mới đẹp đẽ, mới đáng ca ngợi làm sao ! Suốt đời họ chỉ làm việc cực nhọc để mưu sinh kiếm sống, để lo toan cho gia đình, nét đẹp và sự trân trọng những công sức ấy được thể hiện ở câu thơ tiếp theo :
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng quý báu, kín đáo đã không khỏi làm cho ta suy ngẫm. "Bát cơm đầy" họ làm ra chứa đầy một nắng hai sương, chứa đầy những sóng gió, có khi cả những giọt mồ hôi mặn chát kia nữa. Mỗi người chúng ta, khi cầm lên bát cơm ấy có mấy ai chạnh lòng nhớ đến nỗi cực nhọc của người đã làm ra nó ? Có mấy ai thấu hiểu được điều đó, nên người xưa đã ngầm nhắc nhở con cháu vào đúng lúc hưởng thụ để nhớ về người đã tạo ra nó. Có "dẻo thơm", nhưng cũng có "đắng cay", hai từ ngữ tuy đối lập nhau nhưng đã tạo nên vế đôi hoàn chỉnh và biểu đạt đúng nghĩa. Đó là ngày họ gặt hái kêt quả và cũng là để điểm lại những ngày cay đắng, dầm mưa chịu gió. Và, một lần nữa sự vất cả của người nông dân được đúc kết, được hiện hữu và khắc ghi trong tâm can mọi người luôn biết trân trọng, quý báu những hạt cơm, những giọt mồ hôi đầy ý nghĩa ấy.
Bài ca dao là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về đạo lý nhớ nguồn, nhớ công sức của người làm ra nó. Bằng việc sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ và thể thơ lục bát uyển chuyển đã làm cho mạch thơ thật đẹp như ý nghĩa của nó vậy. Đồng thời mỗi người trong chúng ta đều phải biết luôn ghi nhớ, biết ơn như trong câu ca dao dạy.
Nguồn : Tự làm


Các câu hỏi tương tự
tạ Văn Khánh
Xem chi tiết
kiều văn truyền
Xem chi tiết
Đoàn Hoài Thu
Xem chi tiết
Đặng Hương
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
Xem chi tiết
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
CÔNG CHÚA CỦA BA
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết