Phânf 1 đọc hiểu
Cho đoạn thơ sau
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
1, Ddoạn thơ trên đoạn trích trong tác phẩm nào của ai
2,Xác định phương thức biểu đạt
3,hình ảnh vầng trằn teong bài thơ có ý nghĩa gì
4, Nêu chủ đề của bài thơ
Phần 2 làm văn
câu 1 hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về 1 truyền thống tốt đẹ của dân tộc được gợi nhắc trong hần đọc hiểu
Câu 2 cảm nhận của em về đoạn thơ
Thình lình đèn điện tắt
.......
đủ cho ta giật mình
Phần 1 :
1, "Ánh trăng" - Nguyễn Duy
2, PTBĐ chính : biểu cảm, có kết hợp hài hòa với tự sự
3, Hình ảnh vầng trăng :
- Là hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng
- Có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống
4, Chủ đề : thông qua hình tượng nghệ thuật "ánh trăng", bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ, tình cảm sống thủy chung của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu
Phần 2
Câu 1 :
Bài thơ "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) gợi lên đạo lí sống thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ câu tục ngữ này rất đơn giản, rất dễ hiểu. “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chỉ là nghĩa đen của câu tục ngữ. Hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng nên. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy, cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ. Thành quả không phải tự nhiên mà có. Đất nước ta đả phải trải qua biết bao cuộc chiến đấu gian khổ, nhiều người anh dũng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và cả mạng sống của mình với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước đã được hòa bình, tự do và phát triển hơn, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, bổn phận của chúng ta là phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả, phải biết đền đáp xứng đáng. Hằng năm, Nhà nước ta thường thăm hỏi động viên các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình nghĩa hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ....thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiêu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí. Biết bao người đã ngã xuống vì nhân dân, vì đất nước, bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội... Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thống dân tộc.
#gg
Câu 2 :
Mình chỉ mới nêu nội dung của các ý chính thôi, bạn tự triển khai thêm nha (hơi khó nhìn chút, bạn thông cảm =)))