Phân tích tác dụng của phép nhân hóa:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
Trong không khí thanh vắng, trên nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo qua biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát nhẹ nhàng của con người, hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ."
Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng.
Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
nếu 2 câu đầu là nói đến cảnh đẹp ở chiến khu VB thì 2 câu sau nói đến tâm tư,tình cảm của tác giả.điệp từ chưa ngủ đã thể thể hiện rõ điều đó.bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh.Bác đang suy nghĩ về các chiến lược ,vì vậy mà Bác chưa ngủ .Diệp từ chưa ngủ đã làm nổi bật lên tâm hồn của người cha già kính yêu.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
qua bài thơ cho ta thấy được các biện pháp tu từ đã làm nổi bật được tình yêu thiên nhiên đất nước của chủ tịch hồ chí minh