Phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật tu từ trong hai câu sau :
a) Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
1. Mở đoạn:
Mô hình : Đọc + tên tác phẩm + của + tên tác giả , để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến những câu thơ (những câu văn) : "Trích dần"
2. Thân đoạn:
Mô hình : Tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ + liệt kê các biện pháp nghệ thuật tu từ + Liệt kê các từ ngữ , hình ảnh + phân tích tác dụng
Help me. Các cậu làm theo mô hình nhé chứ không phải bài viết văn như các bài viết văn khác đâu ạ . Cảm ơn . Mai tui kiểm tra rồi . HELP MEEEEEEE
1. Mở Bài
- Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống.
- Tác phẩm có sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".
2. Thân Bài
- Biện pháp tu từ so sánh trong câu "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
+ So sánh cái cụ thể (cánh buồm) với cái trừu tượng (mảnh hồn làng)
+ Cánh buồm là mảnh hồn, mảnh tình của quê hương luôn theo sát người ngư dân ra biển, trong đó có nỗi nhớ của người ở lại, nỗi vương vấn của người ngoài khơi về làng chài.
+ Hình ảnh so sánh này mang đậm nét lãng mạn, bay bổng rất đặc trưng cho bút pháp lãng mạn hóa, làm đẹp mọi thứ của Tế Hanh.
- Câu thơ "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"dùng biện pháp nhân hóa.
+ Các từ đặc biệt "rướn", "thâu" thể hiện sự nỗ lực trong lao động của cánh buồm
+ Cánh buồm đang góp sức trong công cuộc lao động của người ngư dân => sự đoàn kết, cống hiến.
3. Kết Bài
- Dù chỉ là những chất liệu thật dung dị đời thường, nhưng bằng bút pháp đặc tả, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sự vật bỗng như có linh hồn, có tinh thần, làm bạn với con người trong công cuộc lao động thường ngày.
a) Phân tích :
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
b) Phân tích :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.