Bình Ngô đại cáo

Quoc Tran Anh Le

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.

Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:40

- Tác dụng của sự kết hợp giữa tự sự với nghị luận trong phần 3b của bài cáo:

+ Đây là phần nói về giai đoạn phản công thắng lợi của quân đội ta. Vấn đề nghị luận ở đây là chính nghĩa tất thắng phi nghĩa, “đại nghĩa”, “chí nhân" tất yếu sẽ thắng “hung tàn”, “cường bạo”.

+ Những câu văn kể về chiến thắng nhanh chóng, bất ngờ (sấm vang, chớp giật”, “trúc chẻ, tro bay”), giòn giã, liên tục của quân ta ("Ngày 18 Ngày 20..., Ngày 25..., Ngày 28 ), kể về tư thế tự tin, chủ động của ta, tư thế bế tắc, bị động của giặc (“ Thuận đà, ta đưa lưỡi đao tung phá; Bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau”), kể về tinh thần phấn chấn, hào hùng của ta, tâm trạng hoang mang, sợ hãi của giặc (“Đánh một trận sạch không kinh ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông”, “quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật; ... quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân”) đồng thời cũng là những lời nghị luận sắc bén thể hiện tình thế “bó tay dể đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt” của kẻ phi nghĩa và “chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công” của người chính nghĩa. Tự sự và nghị luận đã kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng tráng của bài văn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết