Bài 49. Quần xã sinh vật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trung Thành

Phân tích quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?

Phân biệt Khống chế sinh học và cân bằng sinh học?

Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học?

Phan Thùy Linh
22 tháng 4 2017 lúc 16:27

Phân tích quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

+ Ví dụ : sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.

+ Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ầm cao, ...), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sổ lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dần tới số lượng sâu lại giảm

+ Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

+ Sinh vật qua quá trình biến đối dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.

Phân biệt Khống chế sinh học và cân bằng sinh học?

* Giống nhau: - Đều làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng.

- Đều liên quan đến tác động của Môi trường sống.

* Khác nhau:

Cân bằng sinh học

Khống chế sinh học

- Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể.

- Nguyên nhân: do các điều kiện của Môi trường sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể.

- Xảy ra giữa các quần thể khác loài ở Quần xã.

- Do: mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau: quan hệ đối địch trong Quần xã.

Huyền Anh
22 tháng 4 2017 lúc 16:33

Phân tích quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

+ Ví dụ : sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.

+ Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ầm cao, ...), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sổ lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dần tới số lượng sâu lại giảm (hình 49.3).

+ Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

+ Sinh vật qua quá trình biến đối dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.

Phân biệt Khống chế sinh học và cân bằng sinh học?

Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. Nhờ khống chế sinh học mà đảm bảo cho kích thước của mỗi quần thể trong quần xã, trong chuỗi và lưới thức ăn giữ được mức tương quan chung, đảm bảo sự cân bằng về sinh thái.

Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học :dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học

Bạn tham khảo nhé!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
bình lê
Xem chi tiết
giang nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà Đặng Hưũ
Xem chi tiết
Sơn Pờ Rồ
Xem chi tiết
Vũ Thị Thu Hằng
Xem chi tiết