Bài 49. Quần xã sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thế nào là quần xã sinh vật

- Ví dụ: khu rừng mưa nhiệt đới.

* Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:

+ Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối, …

+ Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ, …

+ Các quần thể nấm, vi sinh vật, …

- Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch).

- Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã.

- Khái niệm quần xã sinh vật là:

+ Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau.

+ Cùng sống trong một không gian nhất định.

+ Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.

- Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng, …

 

@71176@@71178@

2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã

Các đặc điểm của quần xã

Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

Độ nhiều

Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

 - Ví dụ: 

+ Loài ưu thế: Trong quần xã trên cạn thì thực vật Hạt kín là loài ưu thế vì chúng chiếm vai trò quan trọng trong quần xã như cung cấp nơi ở, thức ăn, khí oxi cho các loài sinh vật khác, ...

+ Loài đặc trưng: Trong quần xã rừng cọ ở Phú Thọ thì cọ được coi là loài đặc trưng vì số lượng các cá thể cọ chiếm nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã.

@71179@@71181@

3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.

- Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.

+ Ví dụ: chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh, nhiều loài động vật như ếch, nhái, cú, … hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều, cây rụng lá vào mùa đông. 

- Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

- Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu \(\rightarrow\) số lượng sâu giảm \(\rightarrow\)  không đủ thức ăn cho chim sâu \(\rightarrow\) số lượng chim sâu giảm \(\rightarrow\) số lượng sâu tăng.

 \(\rightarrow\) Số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức độ ổn định \(\rightarrow\)  cân bằng sinh học trong quần xã.

- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.

\(\rightarrow\) Phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở, …) \(\rightarrow\) sự cân bằng sinh học trong quần xã.

- Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như:

- Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên:

+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm.

+ Trồng cây gây rừng.

+ Tuần tra bảo vệ rừng.

+ Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm, …

 

@71185@@71184@@71182@