Bài 48. Quần thể người

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác

Đặc điểm

Quần thể người

Quần thể sinh vật khác

 Giới tính

Lứa tuổi

Mật độ

Sinh sản

Tử vong

Pháp luật

Không

Kinh tế

 Có

Không

 Hôn nhân

Không

Giáo dục

Không

Văn hóa

Không

 - Nhận xét:

+ Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau như giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.

+ Tuy nhiên, quần thể người còn có những đặc điểm khác mà quần thể sinh vật không có như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa. 

- Con người có những đặc điểm khác với quần thể sinh vật khác vì con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên -> sự tiến hóa và hoàn thiện trong quần thể người.

@71166@

2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người

- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 – 64 tuổi.

+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng: từ 65 tuổi trở lên.

- Có 3 dạng tháp tuổi: 

- Nhận xét:

Biểu hiện

Dạng tháp a

Dạng tháp b

Dạng tháp c

Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều.

x

x

 

Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp).

x

 

 

Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.

x

x

 

Nước có tỉ lệ người già nhiều.

 

 

x

Dạng tháp dân số trẻ (dạng tháp phát triển).

x

x

 

Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định).

 

 

x

 - Tháp dân số trẻ có đặc điểm: tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.

- Tháp dân số già: tỉ lệ già nhiều, sơ sinh ít.

- Ý nghĩa: khi nghiên cứu tháp tuổi để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm dân số.

@198116@@71167@

3. Tăng dân số và phát triển xã hội

- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Tuy nhiên, trong tự nhiên sự tăng giảm dân số còn phụ thuộc vào sự di cư.

- Khi dân số tăng quá nhanh làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không đủ cung cấp làm xuất hiện nhiều hậu quả: 

+ Thiếu nơi ở, lương thực, trường học, bệnh viện.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chặt phá rừng.

+ Chậm phát triển kinh tế.

+ Tắc nghẽn giao thông.

- Để hạn chế sự ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số mỗi quốc gia cần phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hòa giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đinh và xã hội.

- Ở Việt Nam, hiện nay đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.

 

@71168@@71170@