Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

half heart

phân tích phần truyện ông sáu làm chiếc lược ngà

Linh Linh
8 tháng 5 2021 lúc 22:14

TK:

 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, suốt cuộc đời cầm bút của mình ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Trong thời khắc chiến tranh ác liệt thì nhà văn cũng đã hướng ngòi bút của mình đi sâu, tập trung khai thác được tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Và sáng tác “Chiếc lược ngà” là một trong những thành công của nhà văn khi đã miêu tả thật chân thực tình cha con ông Sáu trong chiến tranh. Trong tác phẩm thì nhân vật ông Sáu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thành, lắng đọng nhất.

 Trong tác phẩm nhân vật chính là bé Thu, nhưng còn một nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư tưởng rất lớn lao cho tác phẩm, đó là nhân vật ông Sáu. Chiến tranh thực sự là một điều đáng sợ. Cũng chỉ vì chiến tranh mà gia đình nhỏ ba người của ông Sáu thật khó khăn trong việc đoàn viên đoàn tụ. Ông Sáu làm lính, cả đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc, cống hiến hết mình cho nhân dân và dù biết gánh được trách nhiệm là phải bỏ bê trách nhiệm nhỏ, ông hiểu và luôn đau đáu trong lòng nỗi buồn vì không bù đắp nhiều tình cảm cho vợ con. Ông suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là về đứa con gái bé bỏng, lần gặp cuối cùng là từ khi con còn nhỏ xíu, thấm thoắt đã 8 năm. Nỗi nhớ thương con trong ông ngày càng da diết, ông mong ngóng từng ngày được trở về thăm con. Không được gặp con, không được gần gũi bên cạnh chăm sóc, bao bọc, bảo vệ con gái suốt bao nhiêu năm chính là nỗi day dứt lớn lao nhất trong trái tim của ông.Tại nơi chiến trường, không ngày nào ông không nhớ về gia đình, nhớ về vợ, nhớ về đứa con gái bé bỏng thân yêu. Ông cứ hình dung mãi không biết dáng hình của cô con gái của mình hiện giờ ra sao, cao lớn thế nào, có luôn nhớ tới ông như nỗi nhớ dào dào, mòn mỏi của ông hướng về nó. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, bao nhiêu sự suy tư được thể hiện. Với ông Sáu, chẳng có gì sung sướng hơn nếu một ngày nào đó ông được trở về thăm nhà. Được gặp lại con, được nghe con gái mình gọi một tiếng “ba” chính là niềm mơ ước lớn lao nhất hiện giờ của ông Sáu.

Và rồi niềm mong mỏi đó cũng có ngày trở thành hiện thực, tuy nhiên, mọi chuyện không như ông mong muốn. Ông mòi mỏi, háo hức vô cùng để được gặp mặt con gái, được ôm con gái vào lòng, được hôn lên tóc nó….nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của cô con gái bướng bỉnh. Cô bé chạy trốn khỏi ông, ông càng đến gần thì nó lại càng bỏ ra xa, khước từ mọi sự gần gũi, vỗ về, quan tâm, âu yếm của ông. Và điều khiến ông đau đớn hơn cả là nó nhất quyết không chịu gọi ông bằng “ba”, phản kháng lại tất cả những việc mà ông dành cho nó, làm cho nó.

Ông Sáu càng gần gũi con, con càng đẩy ông ra xa, ông xót xa vô ngần. Ước nguyện không trọn vẹn, đó là điều ông đau đớn một. Nhưng chuyện sắp phải ra đi trong khi đó không được ôm con gái một lần, không được cảm nhận trọn vẹn, trong khi đó, ông còn lo sợ lần gặp này cũng sẽ là lần gặp cuối cùng vì sự nguy hiểm của chiến tranh là khôn cùng. Ông bất lực nhìn con gái, đau khổ, tuyệt vọng, tưởng chừng người đàn ông mạnh mẽ và can trường đó sẽ phải rơi nước mắt.

Cũng không trách cứ được bé Thu con gái ông, bởi con bé lưu giữ cho mình một tình cảm về cha đặc biệt quá. Đối với bé Thu, nó chỉ có một người ba duy nhất, nó thương ba của nó vô cùng. Hiểu được và thấm thía được những nỗi vất vả của ba nó. Chính bởi vậy, tình cảm của nó chỉ dành cho người ba thực sự của nó mà thôi. Chỉ vậy và không ai khác. 8 năm không phải quãng thời gian quá dài nhưng cũng không hề ngắn. 8 năm là quãng thời gian cho một đứa trẻ lớn khôn và cho một người đàn ông càng ngày càng già đi. Ba không giống trong bức ảnh chụp cùng mẹ, người đàn ông trước mặt Thu bây giờ khác biệt quá lớn, con bé có nhiều mối lo lắng và sự nghi ngờ.

Bé Thu – con gái ông, không chịu nhận ông là ba, hơn hết lại với thái độ rất cương quyết và chính khiến. Ông Sáu rất buồn, nhưng ông Sáu cũng không trách con, hơn hết ông thương con hơn vì sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Đoạn văn nói về cảnh cha con nhận nhau gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Thấm thía vô cùng sức mạnh của tình phụ tử. Con gái ôm chặt ba mà hôn lên má ba, hôn lên cả vết thẹo dài trên má – nguyên nhân của việc khó nhận ra ba. Đau đớn, xót xa nhưng cũng ngập tràn sự hạnh phúc. Đối với ông Sáu, giây phút đó khiến ông mãn nguyện cả cuộc đời rồi. Để khi ra chiến trường, nỗi nhớ thương con của ông càng thêm da diết, ông tự mình làm ra cây lược kỷ niệm cho con gái thân yêu, bé bỏng của mình.

Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

Bình luận (4)
Laville Venom
9 tháng 5 2021 lúc 8:45

tk 

Câu chuyện về tình cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà gây xúc động cho người đọc vô cùng. Tình cha con ấy được đặt thử thách trong hoàn cảnh chiến tranh nên càng có nhiều điều đáng nói. Sự khốc liệt của chiến tranh, của thời gian không thể làm tàn lụi đi tình cảm ấy. Hơn hết càng khiến cho tình cảm ấy thêm thiêng liêng khi những con người trong câu chuyện nhìn nhận được tình cảm, tình nghĩa, sự quan trọng của tình cảm gia đình.

Trong tác phẩm nhân vật chính là bé Thu, nhưng còn một nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư tưởng rất lớn lao cho tác phẩm, đó là nhân vật ông Sáu. Chiến tranh thực sự là một điều đáng sợ. Cũng chỉ vì chiến tranh mà gia đình nhỏ ba người của ông Sáu thật khó khăn trong việc đoàn viên đoàn tụ. Ông Sáu làm lính, cả đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc, cống hiến hết mình cho nhân dân và dù biết gánh được trách nhiệm là phải bỏ bê trách nhiệm nhỏ, ông hiểu và luôn đau đáu trong lòng nỗi buồn vì không bù đắp nhiều tình cảm cho vợ con. Ông suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là về đứa con gái bé bỏng, lần gặp cuối cùng là từ khi con còn nhỏ xíu, thấm thoắt đã 8 năm. Nỗi nhớ thương con trong ông ngày càng da diết, ông mong ngóng từng ngày được trở về thăm con. Không được gặp con, không được gần gũi bên cạnh chăm sóc, bao bọc, bảo vệ con gái suốt bao nhiêu năm chính là nỗi day dứt lớn lao nhất trong trái tim của ông.Tại nơi chiến trường, không ngày nào ông không nhớ về gia đình, nhớ về vợ, nhớ về đứa con gái bé bỏng thân yêu. Ông cứ hình dung mãi không biết dáng hình của cô con gái của mình hiện giờ ra sao, cao lớn thế nào, có luôn nhớ tới ông như nỗi nhớ dào dào, mòn mỏi của ông hướng về nó. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, bao nhiêu sự suy tư được thể hiện. Với ông Sáu, chẳng có gì sung sướng hơn nếu một ngày nào đó ông được trở về thăm nhà. Được gặp lại con, được nghe con gái mình gọi một tiếng “ba” chính là niềm mơ ước lớn lao nhất hiện giờ của ông Sáu.

 

Và rồi niềm mong mỏi đó cũng có ngày trở thành hiện thực, tuy nhiên, mọi chuyện không như ông mong muốn. Ông mòi mỏi, háo hức vô cùng để được gặp mặt con gái, được ôm con gái vào lòng, được hôn lên tóc nó….nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của cô con gái bướng bỉnh. Cô bé chạy trốn khỏi ông, ông càng đến gần thì nó lại càng bỏ ra xa, khước từ mọi sự gần gũi, vỗ về, quan tâm, âu yếm của ông. Và điều khiến ông đau đớn hơn cả là nó nhất quyết không chịu gọi ông bằng “ba”, phản kháng lại tất cả những việc mà ông dành cho nó, làm cho nó.

Ông Sáu càng gần gũi con, con càng đẩy ông ra xa, ông xót xa vô ngần. Ước nguyện không trọn vẹn, đó là điều ông đau đớn một. Nhưng chuyện sắp phải ra đi trong khi đó không được ôm con gái một lần, không được cảm nhận trọn vẹn, trong khi đó, ông còn lo sợ lần gặp này cũng sẽ là lần gặp cuối cùng vì sự nguy hiểm của chiến tranh là khôn cùng. Ông bất lực nhìn con gái, đau khổ, tuyệt vọng, tưởng chừng người đàn ông mạnh mẽ và can trường đó sẽ phải rơi nước mắt.

Cũng không trách cứ được bé Thu con gái ông, bởi con bé lưu giữ cho mình một tình cảm về cha đặc biệt quá. Đối với bé Thu, nó chỉ có một người ba duy nhất, nó thương ba của nó vô cùng. Hiểu được và thấm thía được những nỗi vất vả của ba nó. Chính bởi vậy, tình cảm của nó chỉ dành cho người ba thực sự của nó mà thôi. Chỉ vậy và không ai khác. 8 năm không phải quãng thời gian quá dài nhưng cũng không hề ngắn. 8 năm là quãng thời gian cho một đứa trẻ lớn khôn và cho một người đàn ông càng ngày càng già đi. Ba không giống trong bức ảnh chụp cùng mẹ, người đàn ông trước mặt Thu bây giờ khác biệt quá lớn, con bé có nhiều mối lo lắng và sự nghi ngờ.

Bé Thu – con gái ông, không chịu nhận ông là ba, hơn hết lại với thái độ rất cương quyết và chính khiến. Ông Sáu rất buồn, nhưng ông Sáu cũng không trách con, hơn hết ông thương con hơn vì sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Đoạn văn nói về cảnh cha con nhận nhau gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Thấm thía vô cùng sức mạnh của tình phụ tử. Con gái ôm chặt ba mà hôn lên má ba, hôn lên cả vết thẹo dài trên má – nguyên nhân của việc khó nhận ra ba. Đau đớn, xót xa nhưng cũng ngập tràn sự hạnh phúc. Đối với ông Sáu, giây phút đó khiến ông mãn nguyện cả cuộc đời rồi. Để khi ra chiến trường, nỗi nhớ thương con của ông càng thêm da diết, ông tự mình làm ra cây lược kỷ niệm cho con gái thân yêu, bé bỏng của mình.

Chiến tranh rất khốc liệt và tàn nhẫn, nó phá hủy biết bao hạnh phúc của con người. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, chiến tranh khiến cho hạnh phúc gia đình của ông Sáu không trọn vẹn, vợ xa chồng,con xa cha để rồi dẫn đến có cuộc kỳ ngộ nhiều đau đớn, xót xa nhưng cũng cảm động và ấm áp vô cùng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minhmlem
Xem chi tiết
20. Nguyễn Tô Bảo Ngân 8...
Xem chi tiết
20. Nguyễn Tô Bảo Ngân 8...
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Luyến
Xem chi tiết
phạm minh đức
Xem chi tiết
Nguyễn chí huy
Xem chi tiết
Như Hồ
Xem chi tiết
Bougainvillea Gilbert
Xem chi tiết
bin0707
Xem chi tiết