Qua 2 đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báucủa dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trongnhững cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tựhào của tác giả trước truyền thống ấy.Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc củamột văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báucủa nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Chứng minh những biểu hiện cụ thểcủa tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nướccủa nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tớithành công.Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệthuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêunước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũcướp nước Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rấ tphong phú và đa dạng, bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước các cuộcchống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đấtnước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinhthần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: lòng yêu nước kết thành một làn sóngvô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũbán nước và lũ cướp nước Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần, kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấnchìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâmphục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.khi noi den duc tinh gian di cua bac, dây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi đoạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.