Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duoc Nguyen

Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống. Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á thuận lợi cho việc gì. Thời kỳ phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam pu chia. Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc có những nét độc đáo gì.

Nam Nam
29 tháng 10 2016 lúc 20:48

cách đánh độc đáo:tiến công trước để tự vệ,đánh vào kho lương của địch làm chúng thiếu lương thực,đẩy vào thế bị động,cho quân mai phục đánh vào hai cánh quân giặc,quyết chiến kéo dài thời gian cho chúng mỏi mệt,bất ngờ vào một đêm khi giăc bắt cảnh giác mang quân đi đánh

Nam Nam
29 tháng 10 2016 lúc 20:58

ý nghĩa:là một trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc,nền độc lập của đại việt được củng cố,nhà tống từ bỏ mộng xâm lược đại việt,để lại niềm giữ nước cho đời sau

 

Nam Nam
29 tháng 10 2016 lúc 21:09

dieu kien tu nhien thuan loi cho viec trong cay luong thuc,cay cong nghiep va chan nuoi gia xuc

thời ăngkor là thời kì phát triển huy hoàng

văn hóa ấn độ:có chữ viết riêng,chữ hin-đu,nghệ thuật ảnh hưởng đặc sắc tôn giáo,văn học ảnh hưởng đến đời sống xã hội

văn hóa trung quốc:tư tưởng là nho giáo,văn học sử học rất phát triển,nghệ thuật kiến trúc đặc sắc

 

 

 

 

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 22:05

1.Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 22:06

2.Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

 

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 22:09

3.

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.



 

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 22:11

4.Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).

 

Vũ Ngọc Ánh
20 tháng 10 2019 lúc 21:36

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT)))))



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
halinh
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
trang võ
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
Cẩm Vy
Xem chi tiết