Văn mẫu lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Chi

phân tích hình ảnh cái bóng trong chuyện người con gái Nam Xương

HELP ME!!!!!!!khocroi

Nguyễn Thuỳ Dung
27 tháng 9 2016 lúc 15:30

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).

Lê Võ Ngọc Hân
9 tháng 10 2016 lúc 20:03

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xoay quanh số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà tiêu biểu là nhân vật Vũ Nương. Nàng là người con gái công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức nhưng lại có một số phận vô cùng đen đủi mà ta có thể thấy rõ nhất trong nhiều lần nàng nói với Trương Sinh, nói với đất trời khi bị nghi oan. Qua nhiều lần giải thích với Trương Sinh, than thở với đất trời, ta thấy Vũ Nương là một người phụ nữ trong sáng, thủy chung, không bao giờ có thói hư thân mất nết khi chồng xa nhà. "Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết", ngày ngày chỉ hướng về người chồng đương đăng lính xa, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, nàng vẫn luôn thủy chung son sắt cùng con đợi chồng về. Thế nhưng chế độc Nam Quyền đã không cho phép nàng được sống hạnh phúc. Đến lúc bần cùng và nghĩ đến cái chết, nhưng nàng vẫn mong "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ", mãi giữ trọn tấm ân tình thủy chung đối với chồng. Ta còn biết Vũ Nương xuất thân từ một gia đình nghèo khó nên đó có thể là một sự mặc cảm của nàng. Nhưng qua nhiều lần nói với Trương Sinh, nàng đã không ngần ngại mà giải bày với Trương Sinh rằng: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu." Một cuộc hôn nhân không tình yêu khó cỏ thể mà hạnh phúc bền lâu. Dù nàng có hết lời phân trần nhưng Trương Sinh vẫn một mực nghi oan. Niềm mong đợi sau một thời gian dài để có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn đã tan vỡ. Bị dồn đến mức đường cùng, người con gái đức hạnh tủi nhục và thất vọng vô cùng bèn nghĩ đến cái chế. Cuối cùng, chỉ qua những lần nói với Trương Sinh, nói với đất trời, Vũ Nương thể hiện lên là một người phụ nữ ân tình, thủy chung và trong sáng nhưng không may nàng lại sống trong chế độ phong kiến - một chế độ thù địch với hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, khiến cho nàng mang phải các tội ngoại tình, mọi người phỉ nhổ, chỉ mong được chết để bảo toàn nhân cách cho mình.


Các câu hỏi tương tự
Nhat Business
Xem chi tiết
Trần Thanh Huyền
Xem chi tiết
Minh Sơn Noo
Xem chi tiết
La Hoàng Lê
Xem chi tiết
lee sin
Xem chi tiết
La Hoàng Lê
Xem chi tiết
Vũ Đình Bằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Bự Béo
Xem chi tiết