Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Chi Nguyễn

Phân tích đoạn trích nỗi nhớ của Thúy Kiều với nỗi nhớ người thân yêu khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

Thảo Phương
5 tháng 11 2019 lúc 12:33

3. Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích

- Kiều nhớ tới Kim Trọng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

+ Chữ “tưởng”: hồi tưởng, nhớ lại

+ Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dung ở Liêu Dương cách trở, xa xôi, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi:

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

+ Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.

⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu.

4. Nỗi nhớ cha mẹ

- Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.

- Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.

- Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

- Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.

- Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.

- Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.

⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.

- Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến Kim Trọng

+ Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.

+ Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.

⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

⇒ Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, hiếu thảo và đầy lòng vị tha.

5. Kiều quay về với thực tại

- Tám câu thơ cuối là bức tranh cảnh vật được khắc họa qua điệp từ “buồn trông”.

- Mỗi cảnh vật đều mang những tâm trạng, sự khắc khoải riêng.

- Kiều càng lúc càng chìm đắm trong nỗi buồn của riêng mình.

- “Ầm ầm”: như dự báo những biến cố sẽ ập xuống đời Kiều sắp diễn ra.

* Nghệ thuật lấy cảnh làm nền cho con người đã làm toát lên nỗi cô đơn, vô vọng của Kiều trước vận mệnh của chính mình.



Khách vãng lai đã xóa
Nelson Charles
30 tháng 10 2019 lúc 19:09

Bài này phân tích ko khó cho lắm cứ theo bài mà làm mình chỉ nhắc bạn 1 ý này cho bài thêm trọn vẹn thoi

Sở dĩ Kiều nhớ tới người yêu trước rồi cha mẹ sau là vì Kiều đã bán thân chuộc cha tức là Kiều cũng đã báo hiếu phần nào rồi.Còn về chàng Kim thì nàng nợ 1 lời xin lỗi, lời từ biệt nên nàng Kiều còn ray rức trong lòng. Thứ hai, đây cũng chính là giá trị nhân đạo của Nguyễn Du rằng không có gì cấm cản đc tình yêu. Bài trừ sự cấm cản Ty của chế độ PK xưa và tục CHA MẸ ĐẶT ĐÂU CON NGỒI ĐÓ

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
chung nguyễn
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Minatoshi Natzu
Xem chi tiết