Qua câu thơ đầu tiên của bài thơ "Nhớ rừng", Thế Lữ đã cho ta thấy sự căm phẫn tột độ của con hổ khi bị nhốt trong chuồng ở sở thú với sự thành công của hai từ " Gậm" và "khối". Ngay từ ngữ đầu tiên của bài thơ, từ "Gậm", ta đã thấy trong đó một sự căm hờn đến độ con hổ phải ăn dần, ăn mòn, muốn cắn nát, nhai vụn nó ra. Nhưng dường sự có cố "gậm" thì cái nỗi căm hờn ấy chẳng vơi đi chút nào. Cái sự chất đống càng dày nên ấy được miêu tả rất thành công thông qua danh từ "khối". Cái sự căm hờn là cái hữu hình. Nhưng từ "khối" đã làm cho nó hiện hữu ngay trước măt. Thậm chí nó đóng cục lai, thành khối lớn, đè nặng lên tâm trạng con hổ, khiến nó ngày ngày phải sống trong nỗi căm giận, uất ức
- '' khối căm hờn'': căm tức lâu dài, không thoát ra được.
Xem nó là đồ chơi, làm trò lạ mắt, tầm thường.
=> Phẫn nộ bất bình khi xem nó là trò chơi và cảm thấy nhục khi biến thành trò chơi
- Chán ghét thực tại - khao khát sự tự do.