Cho các khí trên lần lượt tác dụng với BaCl2 và H2O.
Mẫu có kết tủa trắng là SO3: BaCl2 + H2O + SO3 → BaSO4 + 2HCl
Các mẫu còn lại tiếp tục dẫn qua nước Br2, mẫu làm Br2 mất màu là SO2: SO2 + Br2 + H2O \(\rightarrow\) H2SO4 + 2HBr.
Dẫn các mẫu còn lại qua dd Ca(OH)2 dư, mẫu có vẩn đục là CO2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Cho mẫu than đang cháy dở (gần tắt) vào các lọ còn lại:
Lọ nào làm mẫu than bùng cháy mãnh liệt trở lại là lọ đựng O2.
Lọ nào làm mẫu than cháy thêm 1 lát nữa, sau đó rồi tắt là lọ đựng không khí.
Cho lọ đựng khí oxi đã nhận biết được vào 2 lọ còn lại, đun nóng:
Lọ nào cháy với O2 phát ra tiếng nổ nhỏ, kèm hơi nước tỏa ra, sinh nhiều nhiệt là lọ đựng H2.
Khí còn lại là N2.