Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi:
- Nó… nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ tại…
- Thì chúng tôi vừa mới ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Cho đoạn trích trên:
a. Nêu nội dung và nghệ thuật đoạn trích
b. Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai trong đoạn trích
c. Tác dụng tình huống trên đối với toàn tác phẩm
a.
- Nội dung: Đoạn trích nêu diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Nghệ thuật: Miêu tả bằng những tính từ, từ tượng hình và biện pháp so sánh, tạo nên những biểu hiện sinh động cho tác phẩm.
b. Diễn biến tâm trạng ông Hai: quan tâm, lắp bắp, run rẩy (chưa tin, sợ sệt), nghẹn ngào, lặng đi, tưởng đến không thở được, như nuốt 1 cục nghẹn ở cổ (tin là thật)
c. Tác dụng: tình huống trên tạo ra kịch tính để thử thách lòng yêu làng yêu nước của người nông dân. Ông Hai rất yêu làng của mình nên khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây thì ông đã gần như suy sụp, đau đớn vật vã.