Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Vũ Phong

Ôn Thi Học Kì 2

ChươngV-bài 25:Phong trào Tây Sơn

Câu 1:Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút

Câu 2:Quang Trung đại phá quân thanh như thế nào?

Câu3:Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục kinh tế và xây dựng văn hóa dân tộc?

Câu 4: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

câu 5:Cho biết đặc điểm kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn?

Ai làm cx đươc minh tik ~^_^~

Đặng Hoàng Thiên My
7 tháng 4 2017 lúc 23:36

Câu 1: a, Nguyên nhân:
-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp \rightarrow Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

Đặng Hoàng Thiên My
7 tháng 4 2017 lúc 23:37

Câu 2 : _Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh .Vua Càn Long nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam .
_Cuối năm 1788 ,nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân chia ra làm 4 đạo tiến vào nước ta .
_Trước thế mạnh của giặc ,Ngô Văn Sở ,Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân tiến khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp- Biện Sơn ; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ
_Tại Thăng Long ,quân Thanh cướp bóc ,đốt nhà ,giết người tàn bạo .Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù ,báo oán tàn ngược ...khiến lòng căm thù của nhân dân lên cao độ .
_Trước tình thế đó ,Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế (1788) ,niên hiệu là Quang Trung ,tiến quân ra Bắc .Trên đường đi ,đến Nghệ An ,Thanh Hóa ,Quang Trung điều tuyện thêm quân .
_Từ Tam Điệp ,Quang Trung chia làm 5 đạo:
+Đạo chủ lực do QT chỉ huy tiến về Thăng Long
+Đạo thứ 2,3 đánh vào Tây Nam Thăng Long hổ trợ cho đạo chủ lực
+Đạo thứ 4 tiến ra Hải Dương
+Đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang) ,chặn đường rút lui của giặc
_Đêm 30 Tết ,quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) ,tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn điền tiêu .Mờ sáng mùng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi ,quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy tán loạn .Đạo quân Đô đốc Long đánh đồn Đống Đa ,tướng giặc Sầm Nghi Đống
thắt cổ tự tử .Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm .Trưa mùng 5 Tết QT cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo về Thăng Long

Đặng Hoàng Thiên My
7 tháng 4 2017 lúc 23:37

Câu 3: Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt

Nhật Linh
9 tháng 4 2017 lúc 11:34

Câu 4:

Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.


Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.


Nguyễn Khưu Quỳnh Giao
4 tháng 5 2017 lúc 15:52

1/Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm

Diễn biến: Giữa 1784, 5vạn quân Xiêm kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân ta

Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định bố trí trận địa ở khúc sông Tiền đoạn Rạch Gầm (Tiền Giang) để nhử địch.Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chất sang Xiêm lưu vong

Ý nghĩa: Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đánh tan quân xâm lược Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn lên một trình độ mới- phong trào bất khuất dân tộc