Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921 nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Bảy năm chiến tranh (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế: năm 1920 sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7. nhiều vùng lâm vào bệnh dịch và nạn đói trầm trọng. Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Trong tình hình ấy, tháng 3 - 1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới. do Lê-nin đề xướng. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên đất nước Xô viết phải liên minh khăng khít và giúp nhau hơn nữa về mọi mặt. Từ yêu cầu đó, tháng 12 - 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện của bốn nước cộng hòa xô viết đầu tiên là Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na và Ngoại Cáp-ca-dơ).
Câu 1: *Chính sách kinh tế mới:
* Hoàn cảnh : - Kinh tế : bị tàn phá nặng nề.
- Xã hội : nhiều vùng bị dịch bệnh và nạn đói hoành hành. Bạo loạn xảy ra ở nhiều nơi.
=>Kinh tế và xã hội gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 3 năm 1921, Dảng Bôn-sê-víc quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.
*Nội dung: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thế bằng chế độ yhu thuế lương thực cố định, thực hiện tự do buôn bán , mở lại các chợ, cho phép các tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
*Nhận xét: Đây là chính sách dúng đắn , phù hợp.
* Tác dụng: Giaỉ quyết được vấn đề lương thực và nguyện vọng của nhân dân.
-3/1921: Đảng Bôn-sê-vích thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
*Nội dung chính sách:
-Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế đọ thu thuế lương thực.
-Tự do buôn bán, mở lại các chợ.
-Khuyến khích tư bản trong nước đầu tư ra nước ngoài.
*Kết quả:
-Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác khôi phục và phát triển.
-Đời sống nhân dân được cải thiện.
--->12/922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập.