Sự sống có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những nơi có những điều kiện rất khắc nghiệt như ở vùng cực hay những vùng khô hạn. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới là nơi có độ ĐDSH cao nhất. Chúng chỉ chiếm 6% diện tích bề mặt trái đất nhưng chứa hơn 50% số loài thực vật toàn cầu. Nếu trên 1 m2 đất rừng ôn đới có thể trú ngụ 200.000 ve bét thì trên cùng diện tích bền mặt ở vùng nhiệt đới có thể trú ngụ 32 triệu tuyến trùng và 1 g đất có thể chứa đến 90 triệu vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ trong chương trình thu mẫu tăng cường ở vùng biển Đại tây dương, đã ước tính số loài sống trong lớp trầm tích sâu của đại dương có thể lên đến hơn 10 triệu, có thể so sánh với những gì chúng ta tìm được trong các khu rừng nhiệt đới.
Môi trường giàu có nhất về số loài là những khu rừng mưa nhiệt đới; những dải san hô, những khu đầm, hồ ở vùng nhiệt đới và những khu vực sâu nhất của biển (Pianka, 1966; Goombrige, 1992). Sự giàu có về loài cũng được tìm thấy trong các nơi cư trú trên cạn khác của vùng nhiệt đới như những khu rừng rụng lá, savan cây bụi, đồng cỏ và sa mạc (Mares, 1992) và các rừng cây bụi thuộc vùng ôn đới. Trong các rừng mưa nhiệt đới, sự ĐDSH là sự giàu có của các loài côn trùng. Tại các rạn san hô, sự đa dạng trải rộng ra ở nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng tại các khu vực sâu của biển có thể là do thời gian, diện tích rộng lớn và độ ổn định của môi trường cũng như là do những tính chất đặc biệt của các loại trầm tích nơi đó (Etter and Grassle, 1992). Sự phong phú của những loài cá và các loài khác trong những hồ rộng ở vùng nhiệt đới là do sự phân ly thích nghi trong một chuỗi những khu cư trú tách biệt và giàu chất dinh dưỡng.
Bảng 1.5. Số loài động vật có vú của một số nước nhiệt đới và ôn đới
Môi trường giàu có nhất về số loài là những khu rừng mưa nhiệt đới; những dải san hô, những khu đầm, hồ ở vùng nhiệt đới và những khu vực sâu nhất của biển (Pianka, 1966; Goombrige, 1992). Sự giàu có về loài cũng được tìm thấy trong các nơi cư trú trên cạn khác của vùng nhiệt đới như những khu rừng rụng lá, savan cây bụi, đồng cỏ và sa mạc (Mares, 1992) và các rừng cây bụi thuộc vùng ôn đới. Trong các rừng mưa nhiệt đới, sự ĐDSH là sự giàu có của các loài côn trùng. Tại các rạn san hô, sự đa dạng trải rộng ra ở nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng tại các khu vực sâu của biển có thể là do thời gian, diện tích rộng lớn và độ ổn định của môi trường cũng như là do những tính chất đặc biệt của các loại trầm tích nơi đó (Etter and Grassle, 1992). Sự phong phú của những loài cá và các loài khác trong những hồ rộng ở vùng nhiệt đới là do sự phân ly thích nghi trong một chuỗi những khu cư trú tách biệt và giàu chất dinh dưỡng.
Bảng 1.5. Số loài động vật có vú của một số nước nhiệt đới và ôn đới
Những nước nhiệt đới | Số loài | Số loài trên 10.000 km2 | Những nước ôn đới | Số loài | Số loài trên 10.000 km2 |
Angola | 275 | 76 | Achentina | 255 | 57 |
Brazin | 394 | 66 | úc | 299 | 41 |
Côlômbia | 358 | 102 | Canada | 163 | 26 |
Costa Rica | 203 | 131 | Ai cập | 105 | 31 |
Kenya | 308 | 105 | Pháp | 113 | 39 |
Mêxicô | 439 | 108 | Nhật Bản | 186 | 71 |
Nigeria | 274 | 82 | Marốc | 108 | 39 |
Peru | 359 | 99 | Nam Phi | 279 | 79 |
Vênzuela | 305 | 92 | Anh | 77 | 33 |
Zaia | 409 | 96 | Hoa Kỳ | 367 | 60 |
Đúng 0
Bình luận (0)