Trong vòng 30 năm ở thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên - Mông đã ba lần tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng chúng đều chuốc lấy thảm bại, bởi lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết và nghệ thuật quân sự tài tình của quân và dân Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần. Điều đặc biệt lý thú là, những trận thủy chiến nơi sông nước của quân và dân nhà Trần đều là những đòn then chốt, quyết định thắng lợi của mỗi cuộc kháng chiến. Chúng ta biết, sức mạnh vượt trội của quân Nguyên - Mông là kỵ binh, với ưu thế cơ động nhanh, tiến công mạnh. Khi giao chiến, kỵ binh Nguyên - Mông thường ồ ạt xông thẳng vào đội hình đối phương. Nếu không thắng ngay được từ đợt tiến công đầu thì sẽ có các thê đội kỵ binh kế tiếp. Ngoài ra, quân Nguyên - Mông còn thường dùng lối đánh vu hồi, hai bên sườn, tổ chức tiến công cùng lúc từ nhiều hướng, v.v. Chính nhờ vào đội quân kỵ binh thiện chiến ấy, đế quốc Nguyên - Mông đã tung hoành khắp lục địa Á - Âu, thiết lập ách thống trị từ Thái Bình Dương sang đến Địa Trung Hải. Tuy nhiên, khi xâm lược Đại Việt, điểm mạnh của chúng đã không thể được phát huy, bởi địa hình phức tạp, gồm nhiều sông ngòi, đầm hồ,... của nước ta. Hơn nữa, người dân Đại Việt lại rất thông thạo sông nước, giỏi bơi lội, thông luồng lạch, giỏi dùng thuyền bè. Trước khi trở thành vương triều Đại Việt, nhà Trần vốn là một tập đoàn đánh cá và làm muối ở vùng hạ lưu sông Hồng, ven biển hai tỉnh Thái Bình và Nam Định ngày nay. Vì thế, vua tôi nhà Trần càng hiểu sâu sắc hơn về đường thủy và quân thủy trong tổ chức quân đội và vai trò của nó trong chiến tranh.
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1258, 1285, 1288) của quân và dân Đại Việt là bản anh hùng ca trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Nó đã góp phần phát triển rực rỡ nền nghệ thuật quân sự nước nhà. Trong đó, “thủy chiến” là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc.
Trong vòng 30 năm ở thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên - Mông đã ba lần tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng chúng đều chuốc lấy thảm bại, bởi lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết và nghệ thuật quân sự tài tình của quân và dân Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần. Điều đặc biệt lý thú là, những trận thủy chiến nơi sông nước của quân và dân nhà Trần đều là những đòn then chốt, quyết định thắng lợi của mỗi cuộc kháng chiến. Chúng ta biết, sức mạnh vượt trội của quân Nguyên - Mông là kỵ binh, với ưu thế cơ động nhanh, tiến công mạnh. Khi giao chiến, kỵ binh Nguyên - Mông thường ồ ạt xông thẳng vào đội hình đối phương. Nếu không thắng ngay được từ đợt tiến công đầu thì sẽ có các thê đội kỵ binh kế tiếp. Ngoài ra, quân Nguyên - Mông còn thường dùng lối đánh vu hồi, hai bên sườn, tổ chức tiến công cùng lúc từ nhiều hướng, v.v. Chính nhờ vào đội quân kỵ binh thiện chiến ấy, đế quốc Nguyên - Mông đã tung hoành khắp lục địa Á - Âu, thiết lập ách thống trị từ Thái Bình Dương sang đến Địa Trung Hải. Tuy nhiên, khi xâm lược Đại Việt, điểm mạnh của chúng đã không thể được phát huy, bởi địa hình phức tạp, gồm nhiều sông ngòi, đầm hồ,... của nước ta. Hơn nữa, người dân Đại Việt lại rất thông thạo sông nước, giỏi bơi lội, thông luồng lạch, giỏi dùng thuyền bè. Trước khi trở thành vương triều Đại Việt, nhà Trần vốn là một tập đoàn đánh cá và làm muối ở vùng hạ lưu sông Hồng, ven biển hai tỉnh Thái Bình và Nam Định ngày nay. Vì thế, vua tôi nhà Trần càng hiểu sâu sắc hơn về đường thủy và quân thủy trong tổ chức quân đội và vai trò của nó trong chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ Nhất (1258), để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của giặc, quân và dân nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược sau khi dàn trận đánh địch ở Bình Lệ Nguyên (Phú Thọ) không thành. Sau đó, đưa cả dân rút khỏi kinh đô Thăng Long, thực hiện kế sách “thành không, nhà trống”, khiến cho kế hoạch bao vây, đánh tan quân ta của địch bước đầu bị thất bại. Đồng thời, triển khai các điểm chốt chặn trên các trọng điểm, phá cầu Phù Lỗ, làm cho quân Nguyên - Mông không truy đuổi kịp vua Trần; trong đó có sử dụng một bộ phận quân chủ lực cùng các lực lượng dân binh, thổ binh đánh tập kích vào cả trước mặt, sau lưng và hai bên sườn quân địch, kết hợp với kế “thanh dã” khiến cho địch từ tập trung phải chuyển sang phân tán đối phó và luôn bị uy hiếp, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu lương thảo. Đến khi chúng đến được Thăng Long thì chỉ còn là một kinh thành trống không, tung quân ra xung quanh để cướp bóc lương thảo thì bị dân chúng các địa phương dựa vào các trận địa làng, xã chặn đánh quyết liệt. Mới chiếm Thăng Long được 9 ngày, quân Nguyên - Mông đã hoảng hốt, mất ý chí chiến đấu. Chúng không dám đóng quân trong thành Thăng Long mà phải chọn bến Đông Bộ Đầu bên dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) để hạ trại. Đây chính là thời cơ thuận lợi để quân và dân nhà Trần mở những trận đánh then chốt giành thắng lợi. Đêm 29-01-1258, đoàn binh thuyền nhà Trần do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy đã bí mật cơ động lực lượng từ Thiên Mạc (Khoái Châu, Hưng Yên) theo sông Hồng tiến về Thăng Long, triển khai đội hình tập kích vào doanh trại quân địch. Bị đánh bất ngờ, quân địch hết sức lúng túng, không kịp đối phó, bị tổn thất nặng, phải tháo chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Trận Đông Bộ Đầu là trận quyết chiến chiến lược, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược lần thứ Nhất của quân và dân Đại Việt, đẩy kẻ thù lâm vào tình thế khó khăn, buộc phải rời khỏi Thăng Long sau 9 ngày chiếm đóng. Sở dĩ, trận tập kích Đông Bộ Đầu giành thắng lợi chỉ trong một đêm là do quân và dân nhà Trần đã tận dụng đường sông để cơ động và triển khai lực lượng một cách bí mật, bất ngờ. Đây là lối đánh tập kích đường sông hết sức tài giỏi của quân và dân ta, nhằm lúc địch rời khỏi lưng ngựa, không có lực lượng thủy chiến yểm trợ, nên đã giành thắng lợi to lớn.
Bị thất bại trong hai lần phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt, nhà Nguyên quyết định: đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược Nhật Bản, tập trung mọi nhân tài, vật lực vào cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ Ba (1288). Theo đó, ngoài lực lượng kỵ binh và bộ binh hùng hậu, chúng còn huy động khoảng 700 chiến thuyền các loại, trong đó có 70 thuyền vận tải lớn chở theo 17 vạn thạch lương, v.v. Theo dõi, nắm chắc âm mưu xâm lược của địch và với kinh nghiệm của hai cuộc kháng chiến trước đây, quân và dân nhà Trần bước vào cuộc kháng chiến lần thứ Ba trong tư thế hoàn toàn chủ động. Khi được vua Trần Nhân Tông hỏi: Năm nay giặc đến ra sao? Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái đáp rằng, năm nay đánh giặc nhàn. Sở dĩ có sự khẳng định đó, bởi Ông đã nắm chắc rằng, địch chấp nhận giao chiến với ta trên sông nước là chúng đã từ bỏ sở trường và bị buộc phải đánh theo cách thủy chiến sở trường của Đại Việt. Theo phương lược đó, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức những trận đánh ngăn chặn, tiêu hao địch,… rồi rút lui để bảo toàn lực lượng (từ tháng 12-1287 đến tháng 3-1288) cùng với những hoạt động nhằm đẩy địch vào “cạm bẫy” của Ông. Cùng với đó, sử dụng đạo binh thuyền của Trần Khánh Dư chủ động tập kích tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bằng thủy chiến, làm mất chỗ dựa của cả đội quân xâm lược. Trong khi đó, quân ta tập trung vây hãm đạo trung quân của Thoát Hoan ở Vạn Kiếp, khiến chúng đói khát, ốm đau, hoảng loạn tinh thần, buộc phải tìm cách rút quân về nước bằng hai hướng thủy, bộ. Như đã định liệu, Bộ Thống soái nhà Trần chọn đòn quyết định đánh vào đạo quân rút theo đường thủy của địch ở Bạch Đằng, nơi quân ta quen sông nước và đã chuẩn bị sẵn, nơi phối hợp tốt giữa thủy quân và bộ binh của ta, nơi địch phải đi theo đường độc đạo mà kỵ binh không thể thi thố được. Còn truy đuổi, đón đánh đạo quân của Thoát Hoan rút theo đường bộ thì giao cho quân của các vương hầu, tôn thất và các dân binh trên hướng Vạn Kiếp - Lạng Sơn. Thực tiễn cho thấy, đòn đánh địch sấm sét ở cửa sông Bạch Đằng không dừng lại ở việc buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta mà còn điều được địch đến địa điểm và thời gian ta muốn để phát huy tối đa mọi nhân tố và các lực lượng tham gia cùng lực lượng thủy binh tiêu diệt địch, góp phần quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ Ba.Kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm quý báu đó, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ Hai (1285), quân và dân nhà Trần thực hiện đòn phản công chiến lược bằng nghệ thuật thủy chiến kết hợp với những trận chiến đấu trên bộ độc đáo, sáng tạo. Sau thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ Nhất, khát vọng bành trướng xuống phía Nam của đế quốc Nguyên - Mông vẫn không thuyên giảm. Năm 1285, chúng huy động 50 vạn quân tiến hành xâm lược nước ta. Với nhãn quan quân sự thiên tài và lòng yêu nước sâu sắc, Tổng chỉ huy quân đội Đại Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã kế thừa và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo truyền thống kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc vào thực tế. Theo đó, trên cơ sở bám sát phương châm: “lấy nhàn đợi nhọc”, “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” và lợi dụng việc quân xâm lược không quen thủy thổ của ta để làm chúng thêm suy yếu, Ông chủ trương: lấy chiến trường sông nước để giáng những đòn quyết định, nơi mà số đông kỵ binh địch không thể triển khai, không phát huy được tốc độ. Thực tiễn cho thấy, trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ Hai, quân địch đã phải tốn rất nhiều công sức để rượt đuổi theo quân chủ lực của quân đội nhà Trần, cơ động bằng thuyền, thoắt hiện, thoắt ẩn, khi thì đóng ở Thiên Trường, cần thì vượt biển vào Thanh Hóa,… khiến cho quân địch mệt nhoài, chán nản. Khi thời cơ đến, Hưng Đạo Đại Vương mở cuộc tổng phản công chiến lược, tiến công mãnh liệt vào các căn cứ, đồn trại thuộc phòng tuyến nam sông Hồng của địch, như: A Lỗ, Tây Kết, Chương Dương, v.v. Đặc biệt, trong trận Chương Dương, Bộ Thống soái tối cao nhà Trần đã dùng lực lượng lớn thủy quân bí mật cơ động, triển khai để bất ngờ tập kích vào căn cứ địch như một trận đánh khêu ngòi, tạo thế: đánh mạnh ở Chương Dương, nhử Thoát Hoan đưa quân ở Thăng Long ra cứu viện để đồng thời tiêu diệt địch và đoạt lấy thành trì. Trong trận này, quân và dân nhà Trần đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tác chiến, kết hợp tập kích, phục kích với công kích tiêu diệt lớn quân địch, giành lại Thăng Long, giải phóng đất nước.
Ngày nay, nghệ thuật, phương thức tiến hành chiến tranh có sự phát triển mới. Tình hình địch, ta sẽ có nhiều thay đổi; thời gian, không gian tác chiến sẽ diễn ra vô cùng mau lẹ, trong phạm vi một vùng chiến lược hoặc cả chiều dài đất nước. Do đó, cùng với những nhận thức mới về nghệ thuật tác chiến, bài học về nghệ thuật “thủy chiến” của quân và dân nhà Trần trước giặc Nguyên - Mông xâm lược vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.