Bài 20 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp)

Phạm Tiến Nhật

Những nét mới về văn hóa nước ta thế kỉ 1 - 4 ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán,tiếng nói của tổ tiên.

๖ۣۜHoàng♉
24 tháng 4 2017 lúc 22:24

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Bảo Anh
5 tháng 5 2017 lúc 21:45

Qua nhiều thế kỉ, tiếp xúc và giao dịch với người Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

+ Phần lớn nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do người Hán mở.

+ Tiếng nói, phong tục, tập quán... của nhân dân ta đã hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng có sức sống mãnh liệt, bất diệt.

 

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
22 tháng 2 2020 lúc 17:41

Trong các thế kỉ I - VI, văn hóa nước ta có những nét mới:

- Các trường dạy chữ Hán được mở tại các quận.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Hà Trang
Xem chi tiết
Quynh Anh
Xem chi tiết
nguyen thi hong tham
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hang Tran Thi
Xem chi tiết
Phan Minh Đức
Xem chi tiết
Phan Bảo Huân
Xem chi tiết
Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết