" Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay."
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Em có suy nghĩ gì về thái độ đối với nét đẹp văn hóa mà cha ông ta để lại.
Đoạn thơ trên thể hiện sự ngỡ ngàng và tiếc nuối của tác giả trước sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống. Mỗi năm mỗi vắng là thể hiện sự vắng bóng của thú chơi chữ, treo câu đối mỗi năm hết tết đến. Chơi chữ chỉ thịnh và ông đồ giữ được vị trí độc tôn thời phong kiến. Nhưng khi nền Hán học suy tàn thì ông đồ bị đẩy ra vị trí ngoại diên, trở thành người sống bên lề cuộc đời. Phép nhân hóa "giấy điệp buồn không thắm" và "mực đọng trong nghiên sầu" đã diễn tả sinh động tâm trạng của ông đồ cũng như của tác giả. Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng không còn ai để ý hay quan tâm tới nữa. Và ông đồ đã bị đẩy lùi vào màn mưa bụi giăng mắc đất trời kia. Điều này vừa tái hiện thực trạng xã hội lúc giao thời, vừa thể hiện niềm tiếc nuối của tác giả trước sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Bài thơ cũng gửi gắm thông điệp đó là cần có thái độ tôn trọng và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống để không bị mai một. Bởi văn hóa, lịch sử cũng quyết định rất nhiều tới sự phát triển của đất nước.