Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” thông qua việc miêu tả bức tranh làng quê Việt Nam chân thật, tươi vui khi mùa mùa về. Thiên nhiên như được hồi sinh, cỏ cây xanh tươi,... Trong khung cảnh ấy, làn mưa xuất hiện là tín hiệu nhỏ để báo hiệu hơi xuân ấm áp đã bắt đầu. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hẹn hò đôi lứa là hình ảnh đặc biệt quen thuộc ở nơi thôn quê Việt Nam.
Đặc biệt, nhân vật trữ tình trong đoạn trích là một cô gái trẻ thôn quê làm nghề dệt lụa, chưa có chồng, sống với mẹ già. Cô là một cô gái đẹp với tâm hồn trong trắng, thuần khiết “như vuông lụa trắng”. Xuyên suốt trong bài thơ, diễn biến tâm trạng của người con gái được thể hiện vô cũng sâu sắc. Trước hết là tâm trạng bối rối, mong chờ nhưng cũng ngại ngùng e lệ của cô gái mới yêu. Là sự mong ngóng, chờ mong người yêu nhưng người không đến khiến cô trở nên bẽ bàng, tuyệt vọng để rồi lại lủi thủi đi về một mình. Dù vậy cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết vẫn tin tưởng, chờ đợi rằng tình yêu và tương lai sau này sẽ tươi sáng hơn.
Qua những phân tích trên, thơ của Nguyễn Bính quả thực “đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” như lời nhà phê bình Hoài Thanh từng viết.