Nhận xét về bài thơ"Đồng Chí" của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: " Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng, mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thật, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn."
Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao? Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mn giúp em với ạ
Đồng ý và triển khai từng ý kiến.
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính (7 câu thơ đầu)
a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân
(4 câu thơ đầu)
- Xuất thân từ những miền quê nghèo:“Quê hương anh nước mặn đồng chua / Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua” gợi lên những miền đất chiêm trũng, những vùng ngập mặn
+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” lấy ý từ câu tục ngữ “chó ăn đá, gà ăn sỏi” gợi lên những vùng trung du đồi núi thiếu nước, cằn cỗi.
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, lời thơ dân giã mộc mạc
à Anh và tôi đều là những người nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi.
- Gặp nhau tình cờ ngẫu nhiên: “Anh với tôi đôi người xa lạ /Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
+ Anh và tôi ở hai câu thơ trên đứng tách hai dòng khác biệt, tới đây đứng ngang hàng: biểu thị sự gần gũi và gắn kết.
+ “Đôi người xa lạ” (So sánh “đôi” với “hai”): kéo gần khoảng cách thân quen.
+ Chẳng hẹn quen nhau: nhấn mạnh sự tình cờ. Tình cờ chính là cơ duyên tốt nhất cho mọi sự gắn kết.
à Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen gắn bó với nhau. Cơ sở đầu tiên hình thành tình cảm đó là sự đồng cảm về giai cấp. Họ là những người nông dân áo lính, họ như thấu hiểu những nỗi khổ của nhau, thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau ngay từ lần đầu gặp gỡ.
b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng. “Súng” biểu tượng cho chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng. Họ chiến đấu với lý tưởng bảo vệ Tổ Quốc.
- Nhịp thơ 3/3 tạo nên thế sóng đôi, một bên là anh, một bên là tôi, hai người cùng một nhịp, chung một phách luôn sát cánh bên nhau để thực hiện lý tưởng.
à Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- Hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, thiếu quân trang
- Hình ảnh giản dị, gợi cảm “chung chăn” “đôi tri kỉ”: sự chia sẻ với nhau những thiếu thốn.
à Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau, cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan. Đó là cơ sở nữa để tình đồng chí càng thêm gắn bó.
d. Tình đồng chí được gắn kết thiêng liêng ở câu thơ “Đồng chí”
- Cấu trúc câu thơ đặc biệt, tạo điểm nhấn cho cả bài, kết cấu bó mạ.
- Nơi kết tinh của tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng. Trước câu thơ này, họ là những người xa lạ gặp nhau, có chung mục đích, chia sẻ nhau những khó khăn vật chất ban đầu sau câu thơ này, họ trở thành những người đồng chí thân thương, có thể chia sẻ với nhau mọi điều. Câu thơ khép lại nhưng mở ra những chân trời xúc cảm khác về sự thấu hiểu, gắn kết của tình đồng chí.
2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau
- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.
- “Mặc kệ” à Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa: “Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.
Thái độ dứt khoát mạnh mẽ ấy khiến ta nhớ tới những câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy”.
(Đất nước)
- Hình ảnh “ruộng nương”, “gian nhà không” gợi về quê hương, về những người còn lại ở quê hương. Đặc biệt “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.
- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.
b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ
- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”.
+ Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi: áo rách, quần vá, không giày à tái hiện cuộc sống chân thực đầy khó khăn của cuộc sống nơi chiến trường trong buổi đầu kháng chiến.
+ Nụ cười buốt giá: hình ảnh đẹp, xua tan mọi giá băng, lạnh lẽo và thiếu thốn. Cười là thấu hiểu, cười là động viên nhau vượt qua khó khăn
- Hình ảnh: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.
3. Biểu tượng của tình đồng chí
- Hoàn cảnh: đêm nay rừng hoang sương muối à thời gian nguy nhiểm, không gian gợi khó khăn, khắc nghiệt, thiên nhiên thử thách lòng người.
- Tư thế: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới à Đồng cam cộng khổ, che chở cho nhau, tư thế chủ động, phục kích.
- Hình ảnh“Đầu súng trăng treo” Hai hình ảnh đối lập, kết hợp ngẫu nhiên rất hài hòa
+ Nghĩa thực: trong không gian hoang vắng, chỉ có súng, trăng và người đồng đội, đêm càng về khuya, trăng lên cao người lính có cảm giác ánh trăng đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng lúc nào cũng hướng thẳng lên trời cao.
+ Biểu tượng sự kết hợp của gần và xa, hiện thực và lãng mạn (thực tại và mơ mộng), chiến tranh và hòa bình, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ
là một phát hiện bất ngờ về vẻ đẹp tâm hồn người lính.
+ Nhịp thơ 2/2 (so sánh với cách viết cũ: đầu súng mảnh trăng treo): nhịp điệu như quả lắc, gợi sự chông chênh bát ngát lửng lơ; là nhịp bước của thời thời gian và âm vang của tình đồng chí.