Qua đoạn trích, “nhân vật đồng tiền” luôn được gắn liền với nhân vật Ác-pa-gông. Lão coi tiền là người bạn, là tri kỉ là nơi nương tựa, niềm an ủi, nguồn sung sướng duy nhất của lão. Khi tiền bị trộm cướp, lão cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng đến nỗi: “ Không có mày, tao không sao sống nổi. Thế là xong, tôi kiệt sức rồi; tôi sắp chết đây, tôi chết rồi..”. Khi không thể tìm lại được số tiền đã mất, lão dần nghi ngờ, ngờ vực với mọi người xung quanh “ Trên kia, cái gì mà rầm rầm lên thế? Có phải thằng ăn trộm tiền của tôi nó ở trên ấy không”, “Van các ông, các bà, ai biết tăm hơi thằng ăn trộm thì làm phúc bảo giùm tôi…. Giá treo cổ, đao phủ nữa”. Qua đó, người đọc thấy được đồng tiền có sức mạnh to lớn làm lu mờ suy nghĩ của con người khiến cho con người chỉ biết nghĩ đến vật chất, lợi ích cá nhân từ đó thay đổi bản chất tính cách của con người.
Đoạn trích trên đã phản ánh hiện thực xã hội xấu xa với những giai cấp ham mê vật chất, keo kiệt, tham lam, hà tiện. Từ đó, nhà viết kịch Mô-li-e gửi gắm thông điệp vô cùng sâu sắc đến người đọc : Đừng để đồng tiền tha hóa nhân cách của chính chúng ta