- Đẩy mạnh khai hoang.
- Nạo vét sông ngòi, đào sông dẫn nước.
- Xây dựng đê điều.
- Thực hiện chính sách Ngụ binh ư nông.
- Chú trọng việc khuyến khích thân vương chiêu tập dân khai hoang.
- Đặt chức quan Hà Đê sứ (chuyên trọng trách công tác đê điều).
Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như:
* Về nông nghiệp:
- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.
- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:
+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.
+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.
+ Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.
=> Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
* Về thủ công nghiệp:
- Những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,… tiếp tục được duy trì và phát triển.
* Về thương nghiệp:
- Khác với thời Lý, các vị vua nhà Trần cho lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường. Cho thấy hoạt động buôn bán trong nước phát triển.
- Cũng giống như thời Lý, các hoạt động buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần cũng phát triển, nhiều của biển trở thành nơi buôn bán tấp nập: Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
Chúc bạn học tốt!