Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào một lít nước nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30 độ C biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K , của nước là 4200J/kg.K hỏi:
a/ Miếng đồng toả ra một nhiệt lượng là bao nhiêu
b/ Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu
c/ Sau đó người ta thả thêm vào 1 miếng thép có khối lượng 500g ở nhiệt độ 80 độ C thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt lúc này là bao nhiêu. Biết nhiệt dung riêng của thép là 470J/kg.K
Giải giúp mình với ạ ❤️
Gọi khối lượng của đồng và nước lần lượt là : m1, m2 ( m :kg)
Gọi nhiệt dung riêng của đồng, nước lần lượt là C1,C2 ( J/Kg.K)
a) Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là:
\(Qtỏa=m_1.C_1.\Delta t_1=0,6.380.\left(100-30\right)=15960\left(J\right)\)
b) Gọi t là nhiệt độ ban đầu của nước:
( 1 lít = 1kg)
Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
\(Qthu=m_2.C_2.\Delta t_2=1.4200.\left(30-t\right)\)
Ta có:
Q tỏa=Q thu
\(\Leftrightarrow1.4200\left(30-t\right)=15960\)
\(\Rightarrow126000-4200t=15960\)
=> t= 26,2 \(^0C\)
c) Sau khi thả thêm một miếng thép ta có:
< ghi nhớ : sau lần cân bằng nhiệt đâu tiên thì nhiệt độ của cả nước và miếng đồng đều là 30 độ C cả>
Gọi t' là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt sau khi thả thêm 1 miếng thép vào
Q tỏa = \(m_{thép}.C_{thép}.\left(80-t'\right)\)
Q thu = \(\left(m_1.C_1+m_2.C_2\right)\left(t'-30\right)\)
Ta vẫn có công thức :
Q tỏa= Q thu
=> \(m_{thép}.C_{thép}.\left(80-t'\right)=\left(m1.C1+m2.C2\right)\left(t'-30\right)\)
Thay số vào:
\(0,5.470\left(80-t'\right)=\left(0,6.380+1.4200\right)\left(t'-30\right)\)
\(\Leftrightarrow18800-235t'=4428t'-132840\)
=> t' \(\approx32,5^0C\)