Bài 16. Cơ năng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Phương

1) Hai vật có cùng khối lượng, vật 1 ở vị trí có độ cao bằng 1/2 độ cao của vật 2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp mấy lần thế năng hấp dẫn của vật 2 ?

2) Ở cùng một độ cao nhưng m1=3m2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 như thế nào so với thế năng hấp dẫn của vật 2 ?

3) Tại sao kéo căng dây cung thì càng bắn tên đi được càng xa ?

4) Một viên gạch nằm trên miệng giếng nước. Bạn A nói :"Thế năng của viên gạch bằng 0" . Bạn B cãi :"Gạch vẫn rơi được xuống miệng giếng và vẫn sinh công được. Như vậy thì thế năng của gạch khác 0" . Ai đúng ? Vì sao ?

5) Một quả cầu rời khỏi chân ta đang bay lên cao thì động năng, thế năng hấp dẫn của quả cầu thay đổi như thế nào ?

6) Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 . Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Cho biết cơ năng của vật tại A và C ? Giải thích ?

7) Hai mô tô chạy cùng chiều song song với nhau. Nếu lấy xe này làm vật mốc thì động năng của xe kia là bao nhiêu ? Vì sao ?

8) Có hai cốc nước đựng hai lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau : Một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng :

a. Hỏi cốc nước nào có nhhieetj năng lớn hơn ? Vì sao ?

b. Nếu trộn hai cốc với nhau thì nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào ?

9) Tại sao về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ?

Tran Van Phuc Huy
8 tháng 4 2018 lúc 9:59

9) Về mùa đông, ta mặc nhiều áo mỏng ấm hơn.Vì:

-Giữa những lớp áo mỏng có không khí.Trong khi đó, không khí dẫn nhiệt kém nên khi mặc áo mỏng ta thấy ấm hơn.

Tran Van Phuc Huy
8 tháng 4 2018 lúc 10:06

4)Trong trường hợp này cả 2 bạn đều đúng.Bạn A xét thế năng =0 vì bạn so sánh giữa gạch với miệng giếng thì gạch đang nằm trên mặt phẳng nằm ngang.

còn Bạn B: Bạn so sánh giữa gạch với đáy giếng là có độ cao từ miệng đến đáy giếng tức là có thế năng

=> Cả 2 bạn đều đúng Vì 2 bạn chọn 2 vật mốc khác nhau.

nguyen thi vang
8 tháng 4 2018 lúc 18:49

Câu 1 :

Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}m_1=m_2\\h_1=\dfrac{h_2}{2}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow2w_{t1}=w_{t2}\)

Vậy thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp 2 lần thế năng hấp dẫn của vật 2.

nguyen thi vang
8 tháng 4 2018 lúc 18:54

Câu 2 :

Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}m_1=3m_2\\h_1=h_2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow w_{t1}=3w_{t2}\)

Có : thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.

Vậy thế năng hấp dẫn của vật một bằng 3 lần thế năng hấp dẫn của vật 2.

Tran Van Phuc Huy
23 tháng 4 2018 lúc 16:34

3) Khi kéo dây cung càng căng lực biến dạng đàn hồi cũng tăng lên khiến cho sự đàn hồi sẽ phóng ra một lực tác dụng vào cung mạnh hơn sẽ tác dụng vào cung tên nên ta sẽ thấy cung bắn được xa hơn


Các câu hỏi tương tự
Noisy Boy
Xem chi tiết
123....
Xem chi tiết
Linh Nguyen
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
Thu Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
nguyen lan anh
Xem chi tiết
phamtuankhoi
Xem chi tiết