9. Bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm khối lượng 50 g ở nhiệt độ 160 độ C vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14 độ C. Biết nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 18 độ C và muốn cho nhiệt lựơng kế nóng lên 1 độ C thì cần 65,1J. Cho nhiệt dung riêng của nước, kẽm, chì lần lượt là 4200J/kgK; 210J/kgK; 130J/kgK. Tính khối lượng chì và kẽm trong hợp kim ?
Bài 1. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K và chứa 100g nước 14oC. Xác định khối lượng kẽm và chì trong miếng hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 18oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của kẽm và chì tương ứng là 377 J/kg.K và 126 J/kg.k
Bài 2. Một bếp điện đun một ấm đựng 500g nước ở 15oC. Nếu đun 5 phút, nhiệt độ của nước lên đến 23oC. Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 phút thì nhiệt độ chỉ lên đến 20,8oC. Cho hiệu suất của bếp là 40% và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
a) Tính nhiệt lượng của ấm thi vào để tăng lên 1oC.
b) Tính nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 phút
Người ta bỏ một miếng hợp kim nhôm và sắt có khối lượng 900g ở nhiệt độ 200oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g , chứa 2kg nước ở nhiệt 10oC. Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Tính khôi lượng của kim và sắt trong hợp kim trên . Cho nhiêt
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?
Người ta thả 1 kg nước đá ở nhiệt độ 300 C vào một bình chứa 2kg nước ở nhiệt độ 480 C .
a. Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
b. Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khác gồm một mẩu chì ở giữa có khối lượng
10 gam và 200 gam nước đá bao quanh mẩu chì. Cần rót vào bình bao nhiêu nước ở nhiệt độ 100 C để
cục đá chứa chì bắt đầu chìm?
Cho: Cnd = 2100J / kg K , Cn = 4200J / kgK , nd = 340000J / kg, Cch = 130J / kgK,
Dnd = 900kg / m3, Dn = 1000kg / m3, Dch = 11500kg/m3. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình và môi trường
trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C
Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4 độ C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g được làm nóng tới 100 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21,5 độ C.
Biết nhiệt dung riêng cảu đồng là 380J/kg.K ; của nươc là 4200J/kg.K
Tính nhiệt dung riêng của hợp kim
Câu 7. Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 100oC vào 2kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Hỏi nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.
. Người ta thả ba miếng đồng, chì, nhôm có cùng khối lượng và cùng được đun nóng tới 100 C vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do các miếng kim loại trên truyền cho nước.
A. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau.
B. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.