Bài 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” …
(Nói với con – Y Phương Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
A. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
B. Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.
C. Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.
D. Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên?
Xác định câu thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ đó trong văn cảnh:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
ý nghĩa của câu nói :con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ chứ không phải từ trong bụng
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
-Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
-Họ hoàn toàn có thể.
-Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
-Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
-Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1. Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại.
Câu 2. Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa 2 người Mĩ.
Câu 3.Xét theo mục đích nói , câu : Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? thuộc kiểu câu nào ?
Câu 4. Hình ảnh bình hoa trong ngục tối có ý nghĩa gì ?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng . Dùng câu trên làm chủ đề để viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 200 chữ.
Câu 2.Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của Y Phương.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc...
...Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé
Nghe con
Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn: "Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như 1 con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được cha3wng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời." và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
Các bạn ơi, giúp mình với
1: Nêu ý nghĩa nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa". Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng?
2: Những câu thơ sau có trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim"
"Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
a) Hãy chỉ rõ vị trí, hoàn cảnh xuất hiện của các câu thơ trên trong bài" Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
b)Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ đã dẫn trên
c)Viết một đoạn văn ngắn phân tích lý tưởng sống của người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Thanks mọi người.