hà lan
Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở châu Âu nhưng lại chịu sự thống trị khốn khổ của vương quốc Tây Ban Nha. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan ngày càng nhiều. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh tháng 8/1566 là cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu. Các tỉnh Bắc Nê đéc len thành lập nước Cộng hòa – Các tỉnh Liên hiệp 1581 (Sau này gọi là Hà Lan). Hà Lan độc lập vào năm 1648.
anh
Anh được coi là quốc gia có quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất châu Âu với các đặc điểm: Nhiều công trường thủ công ra đời. Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn – thủ đô nước Anh. Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho năng xuất lao động tăng. Chủ nghĩa tư bản len lỏi vào nông nghiệp bằng hình thức sử dụng các thiết bị máy móc, nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp.
Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản và trở thành tầng lớp quý tộc mới. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế gay gắt dẫn tới cuộc cách mạng.
Tiến trình của cách mạng ở Anh gồm hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 là cuộc nội chiến từ 1642-1648. Thời điểm bùng nổ cuộc nội chiến giữa Quốc hội với Quân đội nhà vua, trong đó thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Tiếp theo là Crom-oen lên làm chỉ huy và lúc này quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân của nhà vua. Giai đoạn 2 diễn ra từ năm 1649-1688. Ngày 30-1-1649 Sác lơ I bị xử tử, Anh là nước Cộng hòa, CM đạt đến đỉnh cao. Năm 1640 vua triệu tập quốc hội, quốc hội tố cáo của, nhân dân ủng hộ quốc hội. Tháng 8-1642 nội chiến bùng nổ. Năm 1648 quân đội nhà vua thất bại, nội chiến kết thúc. Tháng 12-1688 phế truất vua Giêm II, Anh là nước quân chủ lập Hiến