- Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế.
- Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, vượt thế tục của con người.
- Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế.
- Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, vượt thế tục của con người.
Tự thuật của tác giả về hành trang cuộc đời mình:
- "Ngất ngưởng" trên đường công danh;
- "Ngất ngưởng" khi rời chốn quan trường.
Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng". Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.
Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.
Thái độ sống, phong cách sống "ngất ngưỡng" đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Nêu suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.
Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).
Thái độ, cảm xúc của tác giả khi "tổng kết" về cuộc đời mình.
Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng - tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?
Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy đã thể hiện được điều gì về phong cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ khi tự nhìn nhận về mình?