-Giáo dục
+quốc tử dám đc mở rộng ở các làng xã
+Các trường thi thì đc tổ chức thường xuyên
Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
Chính trị:
Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động lực lượng trong các thái ấp của mình đánh lẫn nhau trong 8 tháng để tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi mới được 3 ngày, bị em là Long Đĩnh giết để cuớp ngôi. Long Đĩnh vừa tàn bạo vừa ham mê tửu, sắc, bị bệnh không ngồi được, nên khi coi chầu phải nằm, sử cũ gọi là vua Ngọa triều. Tình hình chính trị cuối triều Lê ngày càng thối nát, nhân dân oán giận. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy, các sư tăng và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, tôn Điện tiền chỉ huy sứ tên là Lý Công Uẩn lên làm vua, mở đầu cho Vương triều nhà Lý (l010- 1225). Tiếp theo triều Lý là Vương triều Trần (1226-1400).
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Thái Tổ), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, sau đó đổi thành Thăng Long (rồng bay), chính thức gọi tên nước là Đại Việt. Từ đó, trải qua các triều vua, nhà Lý và nhà Trần ra sức xây dựng, làm hoàn thiện dần bộ máy nhà nuớc quân chủ trung ương tập quyền, xây dựng các bộ luật thành văn, củng cố lực lượng quốc phòng vững mạnh, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm thắng lợi.