Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Hà Thư

nêu thực trạng việc sử dụng tài nguyên đất ở nước ta? nguyên nhân của thực trạng đó

phan na bi
12 tháng 5 2018 lúc 22:43

Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Chúng ta có thể hiểu đất với 2 nghĩa khác nhau: một là đất đai dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ con người, hai là thổ nhưỡng dùng để làm mặt bằng sản xuất nông lâm nghiệp.

Đất đai theo thổ nhưỡng

Ðất theo nghĩa là thổ nhưỡng chính là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời được hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: động thực vật, đá gốc, khí hậu, địa hình và thời gian.

Thành phần trong cấu tạo của đất bao gồm các hạt khoáng chiếm cao nhất là khoảng 40%, hợp chất humic chiếm 5%, không khí là 20% và nước là 35%.

Giá trị tài nguyên đất đo bằng số lượng diện tích (ha hay là km2) và độ phì nhiêu (độ mầu mỡ thích hợp để trồng cây công nghiệp và cây lương thực). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê là như sau:

Tỉ trọng đất ở nước ta

Tổng diện tích là 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất bị đóng băng và 13.251 triệu ha đất không bị phủ băng. Trong đó có 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% tổng diện tích là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.

Trong đó diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện nay mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất t có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70% còn ở các nước đang phát triển là 36%.

Hiện trạng tài nguyên đất của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

Tài nguyên đất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện đang bị suy thoái rất nghiêm trọng do nhiều lý do như: xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, ô nhiễm đất, bạc mầu, nhiễm phèn và do biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đã bị sa mạc hoá.

Ðất là hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi.

Đất bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và không khí tại các khu dân cư tập trung.

Con người chúng ta đang làm gì với môi trường?

Khí hậu đang ngày càng thay đổi, trái đất đang ngày càng nóng lên, điều này đang gây nên một mối lo ngại rất lớn đến cuộc sống của sinh vật trên trái đất.

Những thay đổi đó có thể nói là do chính con người tạo ra. .Chính con người chúng ta là nguyên nhân chính làm cho mọi thứ thay đổi.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và tài nguyên đất cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm, nó ngày càng bị suy thoái và cằn cỗi một cách trầm trọng.

Cây cối chính là nguồn cung cấp độ phì nhiêu mà tơi xốp cho đất, thế nhưng con người chúng ta hiện nay đang chặt phá cây rừng một cách quá mức, thậm chí là trái phép.

Việc làm này không những làm mất cân bằng sinh thái mà còn làm cho tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt. Thiếu cây cối thì làm sao con người có oxi để duy trì sự sống, thiếu cây cối thì làm sao đất có đủ chất dinh dưỡng để trồng những loại cây khác.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều quý giá và diệu kì nhưng lại cũng con người chúng ta đã phá hỏng đi những giá trị to lớn đó. Xã hội ngày càng phát triển, các nhà máy, xí nghiệp cũng ngày càng thải ra môi trường những hóa chất độc hại cho sinh vật sống và môi trường.

Đó có thể coi là mặt trái của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy nhiên nếu như con người chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường hơn thì môi trường đã không bị ô nhiễm như hiện tại.

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức được việc làm của mình để góp phần giúp cho môi trường sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Hãy trồng cây xanh mỗi ngày, bạn sẽ góp phần làm không khí trong lành, không những thế mà bạn còn có thể giúp cho cuộc sống của chính bạn và mọi người khỏe mạnh và ý nghĩa hơn.


Các câu hỏi tương tự
thien trung
Xem chi tiết
Letai
Xem chi tiết
meme
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kim Tae-hyung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Anh
Xem chi tiết
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết