U giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng(hoặc giảm) bấy nhiêu lần.(I tỉ lệ thuận với U)
I tỉ lệ thuận với U
U giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng(hoặc giảm) bấy nhiêu lần.(I tỉ lệ thuận với U)
I tỉ lệ thuận với U
Một dây dẫn đc mắc vào HĐT 6V thì CĐDĐ chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh cho rằng nếu giảm HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả đúng hay sai? Tại sao? (M.n tóm tắt luôn nha)
Bài 1: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2V thì dòng điện chạy qua dây khi có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?
Bài 2: Ta đã biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện, ví dụ như để đèn sáng hơn, thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Thế nhưng trên thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?
Bài 4: Khi đặt hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây dẫn chỉ còn là 0,75A?
Đặt vào 2 đầu 1 cuộn dây dẫn làm bằng đồng 1 hiệu điện thế U = 17V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I = 5A . Biết tiết diện dây dẫn là 1,5 \(mm^2\) , điện trở suất là \(1,7.10^{-8}\) . Tính chiều dài của dây dẫn
Dựa vào sách vật lý 9 trang 5 hãy lập bảng và vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
Giúp mình bài này:
Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu dây 1 dây dẫn tăng thêm 2,5V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng thêm 0,2 A. Khi hiệu điện thế giảm đi 2V thì cường độ dòng điện tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu?
1.1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?.
1.2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?.
1.3 Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2V thì dòng điện chạy qua dây khi có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 6 V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tăng thêm 0,02 mA. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm đi 9 V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ
A.giảm đi 0,02 mA.
B.giảm đi 0,03 mA.
C.tăng thêm 0,02 mA.
D.tăng thêm 0,03 mA.
Khi thực hiện thí nghiệm đo hiệu điện thế U giữa 2 đầu dây 1 dây dẫn và CĐDĐ I qua dây dẫn đó .Người ta thu được:
U(V) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 |
I (A) | 0 | 0,5 | 0,7 | 1,3 | 1,5 |
a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I the U. Cho biết do phép số đo có sai nên các điểm biểu diễn các cặp giá trị U, I trên hệ trục tọa độ không cùng nằm trên một trục dường thẳng. Đồ thị cần vẽ là 1 đường thẳng qua gốc tọa độ và nằm sát với các diểm biểu diễn trên
b) Dùng đồ thị, hãy xác định I khi U= 5V
Câu 1: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ
A. càng nhỏ. B. càng lớn.
C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 2: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 3: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm. B. không thay đổi.
C. giảm bấy nhiêu lần. D. tăng bấy nhiêu lần.
Câu 4: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
Câu 5: (Chương 1/bài 1/mức 1)
Khi thay đổi HĐT giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 6: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng
A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
C. một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 7: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là
nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 8: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A. Nếu
hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là
A. 4A. B. 3A. C. 2A. D. 0,25A.
Câu 9: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 6,0mA.
Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4,0mA thì hiệu điện thế
A. 2V. B. 8V. C. 18V. D. 24V.
Câu 10: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,2A. Nếu sử
dụng một nguồn điện khác và đo cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A thì hiệu điện thế của nguồn điện
A. U = 15V. B. U = 12V. C. U = 18V. D. U = 9V.