Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài viết số 7 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Tuấn Kiệt

nêu nội dung chính của đoạn thơ sau:

"Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái, liếm ngang chân trời"

(trích "tiếng hát mùa gặt" cua Nguyễn Duy)

minh nguyet
12 tháng 5 2019 lúc 15:09

Tham khảo:

Cảm nhận của em về đoạn thơ,Đồng chiêm phả nắng lên không,Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Đạt Trần
12 tháng 5 2019 lúc 16:17

– Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).
– Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu.
– Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm).

Khanh Tay Mon
13 tháng 5 2019 lúc 10:08

ND: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươI, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.

3.8 (76.92%) 13votes

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Nhung
Xem chi tiết
Trần Kim Chi
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Ly
Xem chi tiết
Tùng Dương
Xem chi tiết
Đinh Như
Xem chi tiết
Phương-g Hà
Xem chi tiết
anh phuong
Xem chi tiết