Tập làm văn lớp 7

nguyen thi huong giang

Nêu những điểm chung của hai bài thơ ''Sông núi nước Nam'' và ''Phò giá về kinh'' (viết thành bài văn)

Trần Việt Linh
6 tháng 10 2016 lúc 18:51

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

pho gia ve kinh tran quang khai

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
6 tháng 10 2016 lúc 18:53

 Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm .Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghàn thu”

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

Bình luận (0)
Đạt Trần
14 tháng 8 2017 lúc 13:14

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước lâu đời. Từ thuở vua Hùng dựng nước, dân tộc ta đã liên tục phải đối mặt với sự xâm lăng của quân thù. Nhưng dù trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử thì con người Việt Nam luôn sát cánh bên nhau anh dũng chiến đấu, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi.Viết về tinh thần, sức mạnh của dân tộc cùng sự tự hào về dân tộc anh hùng đã có rất nhiều tác phẩm văn học được ra đời. Nổi bật lên trong số đó có bài thơ “ Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt và “Tụng giá hoàn kinh sư” của tướng Trần Quang Khải.

Hai bài thơ này tuy có những nội dung biểu hiện, bút pháp biểu hiện hoàn toàn khác nhau song giữa chúng lại có những nét tương đồng, những nét gặp gỡ vô cùng độc đáo. Đó chính là sự tự hào về dân tộc, lòng tin mạnh mẽ vào vận mệnh, tương lai của dân tộc.Bài thơ “ sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc viết bằng thơ. Bài thơ đã khẳng định được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”

Ở trong bài thơ này, Lí Thường Kiệt đã vạch rõ ranh giới lãnh thổ, chủ quyền của dân tộc Việt Nam .Vì vậy, Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có chủ quyền riêng, lãnh thổ riêng. Sự phân chia này đã được “ định phận ở sách trời”.

Lí Thường Kiệt đã đưa ra được những lập luận vô cùng sắc bén, nhà thơ đã khẳng định lãnh thổ, chủ quyền là do “sách trời” quy định, vì vậy mà không một thế lực nào có thể vi phạm, xâm lấn. Nếu cố tình xâm lược là đã đi lại với lẽ trời, và do đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng.

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”

Sau những lập luận sắc sảo, chặt chẽ khi khẳng định chủ quyền, lãnh thổ dân tộc thì đến hai câu thơ sau, Lí Thường Kiệt đã đanh thép tuyên bố hậu quả của lũ cướp nước khi cố tình “xâm phạm” đó là “bị đánh cho tơi bời”.

“Sông núi nước Nam” đã thể hiện được tinh thần tự chủ của một quốc gia có nền độc lập, lãnh thổ riêng và cũng thể hiện sự quyết tâm, đấu tranh đến cùng của dân tộc này để bảo vệ nền độc lập, tự chủ ấy.

“ Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải lại thể hiện được hào khi chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện niềm tự hào đối với những chiến thắng vẻ vang của dân tộc:

“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù)

Thời nhà Trần làm nên lịch sử với chiến thắng vẻ vang khi ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, và chiến thắng điển hình nhất có thể kể đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Tuy nhiên, ở đây Trần Quang Khải không nhắc đến chiến thắng này mà lại nhắc đến “Chương Dương” và “Hàm Tử”. Đây là hai chiến thắng cuối cùng, có ý nghĩa quyết định chiến thắng về quân ta.Nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào với chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng ấy của dân tộc. “Cướp giáo giặc”, “ bắt quân thù” là những hình ảnh minh chứng cho sự lẫy lừng, cho sức mạnh của dân tộc anh dũng.

Sau khi thể hiện niềm tự hào về những chiến công oanh liệt, Trần Quang Khải đã thể hiện ,một niềm tin bất diệt vào vận mệnh của dân tộc trong tương lai:

“ Thái bình tu trí lực
Vạn cố thử giang san”
(Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu)

Giành được những chiến thắng vẻ vang nhưng tác giả vẫn đề cao sự cảnh giác cùng sự cố gắng để nền hòa bình sẽ trường tồn “non nước ấy ngàn thu”.

Câu thơ vừa mang ý nhắc nhở ý thức gìn giữ hòa bình, vừa thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh của đất nước “nghìn thu”.

“Tụng giá hoàn kinh sư” là bài thơ thể hiện được niềm tự hào về truyền thống anh dũng, niềm tin vào vận nước.

Như vậy, ta có thể dễ dàng bắt gặp điểm tương đồng giữa hai bài thơ. Đó là lời của những vị tướng có tình yêu nước tha thiết, cùng có chung niềm tự hào về dân tộc, giống nòi. Và đều có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, vào sự trường tồn của mệnh nước. Cả hai đều là những áng thơ văn tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, mang đậm hào khí Đông A.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương Nguyễn Thu
Xem chi tiết
Trần Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Châu Anh
Xem chi tiết
Đặng Nguyễn Quỳnh Nga
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
nguyễn kim ngân
Xem chi tiết
B.Trâm
Xem chi tiết
-.-Nha Đầu Ngốc -.-
Xem chi tiết